Bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông được phân chia như thế nào?

Nhiều người sống ở vùng ôn đới đều biết rõ đặc trưng của bốn mùa. Mùa xuân ấm áp hoa nở khắp nơi, mùa hè nóng nực, mùa thu mát mẻ, mùa đông giá rét. Nhưng khi có người hỏi bốn mùa được phân chia như thế nào thì số người hiểu rõ không nhiều lắm.

Trong khí tượng học, có hai phương pháp để phân chia bốn mùa. Phương pháp thứ nhất, mùa xuân từ tháng 3 - tháng 5, mùa hè tháng 6 - tháng 8, mùa thu tháng 9 - tháng 11, mùa đông tháng 12 - tháng 2. Cách phân chia này đơn giản, rõ ràng, dễ nhớ, nhưng không thể phản ánh sự khác biệt của các vùng khác nhau. Trên thực tế ở những vùng khác nhau do vĩ độ địa lý, do cách biệt xa hay gần và do độ cao so với mặt biển khác nhau nên đặc trưng bốn mùa khác nhau rất lớn. Cách thứ hai là dùng nhiệt độ của khí hậu (nhiệt độ của năm ngày) để phân chia. Tức nhiệt độ khí hậu dưới 10°C là mùa đông, từ 10 - 12°C là mùa thu và mùa xuân, cao hơn 22°C là mùa hè.

Dùng nhiệt độ khí hậu để phân chia bốn mùa, sự khác biệt của các mùa, của các vùng Trung Quốc sẽ phản ánh rất rõ ràng.

Ở miền Bắc Hắc Long Giang, Đông Bắc Nội Mông, là vùng mùa đông dài, không có mùa hè, xuân thu nối liền nhau, miền Trung Hắc Long Giang là mùa đông dài, mùa hè ngắn, xuân thu cách nhau. Đặc trưng bốn mùa ở đó đã có thể nhận thấy.

Đi về phương Nam hiện tượng bốn mùa ngày càng rõ rệt. Đến vùng Trung hạ lưu Trường Giang mùa xuân ấm, mùa hè nóng, mùa thu mát, mùa đông rét, phân biệt rõ ràng.

Quảng Đông và Quảng Tây lại một cảnh tượng khác. Mùa hè dài, không có mùa đông, xuân đi thu tới. Đến các đảo trên biển Nam Hải quanh năm là mùa hè, từ đầu đến cuối năm đều là quang cảnh vùng nhiệt đới.

Cao nguyên Bắc Tạng vì cao hơn mặt biển rất nhiều, quanh năm là mùa đông. Nhưng vùng chung quanh thấp hơn, mùa đông dài, không có mùa hè, mùa xuân và mùa thu ngắn ngủi.

Ở Vân Nam không ít vùng mùa đông không rét, mùa hè không nóng, bốn mùa đều là mùa xuân. Chẳng trách người ta gọi Côn Minh là “Thành phố mùa xuân”.

Tăng tốc độ thay vì tăng cánh

Do động cơ máy bay từng bước được cải tiến và vật liệu kết cấu dùng trong ngành hàng không ngày một được hoàn thiện dẩn, nên cùng với việc tốc độ bay...

Thế nào là trạng thái thứ ba của cơ thể?

Mấy năm gần đây, trên các tạp chí, người ta thường đọc thấy nhà khoa học nổi tiếng nào đó qua đời, rất nhiều người tuổi còn chưa đến 50. Điều kiện...

Vì sao hoa trên núi có màu sắc sặc sỡ?

Cũng là hoa, nhưng nếu lên các đỉnh núi cao, bạn sẽ thấy chúng rực rỡ, nhiều màu sắc lạ kỳ. Ngoài điều kiện không khí trên núi trong lành, ít bụi nên...

Vì sao vào mùa hè, trẻ em dễ bị rôm, mụn nhọt?

Rôm và mụn nhọt đều do khuẩn cầu bồ đào thâm nhập vào da gây ra, xuất hiện nhiều vào mùa hè, nhất là ở trẻ em.

Ngọn lửa nghiêng về phía nào?

Bạn châm một ngọn nến và đặt nó trên đẩu chiếc xe hơi rồi nổ máy, cho xe tăng tốc. Ngọn lửa sẽ nghiêng về phía nào, tại sao? Đáp: Ngọn lửa nghiêng về...

Vì sao cá nổi lên chìm xuống dễ dàng?

Dù có là một tay bơi lặn cừ khôi đi nữa, bạn cũng không thể đang từ dưới sâu vọt lên mặt nước, hoặc ngược lại. Nhưng các loài cá thì có thể. Đó là vì chúng có chiếc bong bóng trong bụng luôn chứa đầy không khí.

Vì sao nói Mặt Trời là hằng tinh phổ thông?

Mặt Trời là thiên thể mà ta quen thuộc nhất. Nó là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời, khối lượng đạt 2 tỉ tỉ tỉ tấn, nhiều hơn 33 vạn lần khối lượng...

Bầu trời rộng lớn như thế, tại sao máy bay lại có thể va chạm nhau?

Người xưa có câu "Thiên cao nhiệm điểu phi" dùng để hình dung trên bầu trời bao la vô cùng tận, loài chim có thể tự do tha hồ bay lượn. Nhưng ngày nay...

Tại sao các hoàng đế của nước Nga được gọi là Sa hoàng?

Về vấn đề này, đẩu tiên phải nói tới nhà độc tài của thành La Mã thời cổ đại Cesar. Năm 45 trước Công nguyên, Viện Nguyên Lão La Mã đã dựa vào chiến...