Vì sao người ta lại đánh rắm?

Đánh rắm là kết quả của quá trình đường ruột bài tiết các chất khí qua hậu môn. Vậy các chất khí trong cơ thể từ đầu mà có?

Khi ta ăn cơm, uống nước, không khí lẫn trong thực phẩm và đồ uống sẽ đi xuống dạ dày và đường ruột. Ngoài ra, hàng trăm triệu loại vi khuẩn có trong đường ruột cũng phân giải thức ăn, sản sinh ra các chất khí. Vi khuẩn trong ruột còn phân giải các chất dịch trong đại tràng thành khí amoni. Các chất bicacbonat và axit dạ dày còn tác dụng với nhau, sản sinh ra khí CO2. Các khí trên chiếm 30-40% tổng chất khí trong đường ruột.

Một phần chất khí trong dạ dày và đường ruột thoát ra ngoài theo đường miệng, một phần qua thành ruột khuếch tán vào máu rồi đi ra theo đường hô hấp. Phần lớn nhất còn lại được đưa dần xuống phía dưới, thoát ra qua hậu môn. Lượng chất khí tích tụ trong đường ruột càng nhiều, tốc độ bài tiết xuống càng nhanh. Do các cơ chung quanh hậu môn co lại, đóng chặt hậu môn nên khí trong ruột bị dồn ép thành một khu vực cao áp. Khi khí thoát cưỡng bức qua hậu môn, nó sẽ phát ra tiếng kêu. Trong điều kiện ăn uống bình thường, mỗi người có thể đào thải 17-60ml/giờ, mỗi ngày đào thải 400-1.000 ml, sai số rất lớn.

99% chất khí đào thải qua hậu môn không phải là khí thối, chủ yếu là nitơ, CO2, ôxy, hydro và metan. Còn lại là khí amoni, amin bốc hơi, khí hydro sulfid, khí thối... Ngoài ôxy và ni tơ đến từ không khí, phần lớn các khí khác đều do vi khuẩn lên men trong hệ thống tiêu hóa phân giải ra.

Vì thói quen cuộc sống và chế độ ăn uống của mọi người không giống nhau nên số lượng và mùi vị khí thải cũng khác nhau. Người quen thở bằng miệng, nuốt nước bọt, hay ăn kẹo cao su và người già răng yếu thường nuốt vào khá nhiều không khí nên đánh rắm nhiều hơn. Một số thực phẩm chứa khá nhiều chất khí (như bánh bao, kem trứng, nước giải khát có ga) và thực phẩn giàu đường, chất xơ cũng dễ gây rắm. Trong đại tràng, chúng bị các vi khuẩn đường ruột phân giải thành khí CO2, hydro, metan. Tỏi, hành tây và hẹ chứa nhiều hợp chất của lưu huỳnh; chúng bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành hợp chất sulfua và khí thioalcohol. Vì vậy, người ăn nhiều các loại rau này thường đánh rắm rất nhiều và thối.

Một số người trong đường ruột thiếu men tiêu hóa đường lactoza, khi uống sữa bò sẽ bị chướng bụng và sản sinh nhiều khí. Những người bị viêm đường ruột cũng hay đánh rắm do vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhiều, tác dụng trực tiếp lên các chất dinh dưỡng, làm nhiễu loạn nhu động bình thường của ruột. Nói chung, đánh rắm là hiện tượng bình thường của cơ thể, không nên vì thấy đánh rắm nhiều mà lo sợ.

Có phải các chất hoà tan trong nước nóng nhiều hơn trong nước lạnh?

Cho một viên kẹo vào mồm, trong chốc lát ta sẽ cảm thấy vị ngọt, còn nếu cho một viên đá vào mồm thì đến suốt cả ngày cũng không cảm thấy gì. Lý do...

Tại sao cây sau khi bóc hết lớp vỏ vẫn có thể tái sinh?

Cây sợ nhất bóc vỏ, sau khi bóc vỏ, đã ngắt đứt các đường ống dẫn (bộ ống dây) vận chuyển chất hữu cơ xuống dưới do lá tạo thành trong quá trình quang...

Thế nào là nghịch lí Russel và nghịch lí “người thợ cắt tóc”

Ngày nay lí thuyết tập hợp đã trở thành cách dẫn dắt các kết luận toán học, trở thành công cụ quan trọng cho các luận chứng toán học trong các sách...

Tại sao bánh xe lại có hình tròn?

Con người có rất nhiều phát minh lớn không thể đếm hết được nhưng nếu chỉ kể ra những phát minh vĩ đại làm thay đổi cuộc sống con người thì phát minh đó không phải là in ấn, điện lực, cũng không phải là máy tính mà là phát minh ra bánh xe.

Tại sao chồn sóc lại có thể ăn được nhím?

Nhím là loài động vật cỡ nhỏ, chuyên ăn côn trùng, đặc điểm lớn nhất của nó là khắp thân mọc đầy gai nhọn...

Tại sao nhà ở ô tô rất được mọi người hoan nghênh?

Có lúc xem ti vi, ta thấy một số người dân ở nước ngoài sống trong một gian phòng như buồng xe ô tô, người ta có thể thấy nó đi lữ hành khắp nơi, gặp...

Vì sao epoxy được gọi là keo dán vạn năng?

Chúng ta không ai lạ lùng gì với keo dán. Thông thường keo dán là dung dịch các chất cao phân tử.

Vì sao có một số vùng khoáng sản đặc biệt phong phú?

Trên Trái Đất, mỏ nằm dưới đất rất phong phú, nhưng sự phân bố của chúng không đồng đều. Có nhiều khoáng vật đặc biệt tập trung ở một số vùng nào đó,...

Vì sao ong chúa sống lâu gấp 10 lần ong thường?

Có thể bạn sẽ nói rằng, ong chúa sống lâu bởi nó to gấp 3, gấp 4 lần những con ong thợ khác. Hoặc vì nó có nhiệm vụ đẻ trứng và duy trì nòi giống cho...