Có thể giảm đau khi tiêm không?

Người ốm thì phải uống thuốc hoặc phải tiêm. Trong hai cách đó, hiệu quả của thuốc theo đường tiêm sẽ nhanh hơn nhiều so với đường uống. Nhưng việc tiêm thuốc lại khiến bệnh nhân bị đau. Đặc biệt là trẻ em khi thấy y tá chuẩn bị tiêm rất căng thẳng và khóc thét lên, vì vậy cơ bắp ở trạng thái căng cứng, khi tiêm cảm giác đau sẽ nhiều hơn.

Ở thập kỷ 90 của thế kỷ 20, một nhà khoa học Anh đã phát minh ra dụng cụ tiêm không đau. Hình dạng ống tiêm giống như khẩu súng lục, đem mũi súng dí vào chỗ cần tiêm, chỉ cần ấn nút là thuốc đã đi vào cơ thể. Bệnh nhân chỉ cảm thấy như có một luồng khí xung động, không hề đau, lại rất thoải mái.

Loại dụng cụ tiêm này không có kim, không cần cắm vào cơ bắp, vậy thuốc làm thế nào đi vào cơ thể được? Nguyên là thuốc trong ống tiêm là thuốc bột rất mịn. Bột thuốc tiêm phải được nghiền mịn, đường kính hạt thuốc chỉ khoảng 0,02 - 0,0được mm. Nếu bột thuốc không đạt yêu cầu này thì không thể nào tiêm được, tức là không đạt được hiệu quả điều trị.

Trong súng tiêm có một máy phát sóng siêu âm rất nhỏ. Khi tiêm, sóng siêu âm sẽ khiến cho da hoặc niêm mạc chỗ tiêm đột nhiên giãn nở. Nói thì chậm nhưng làm thì nhanh; chính tại thời điểm đó, bột thuốc bị bắn với tốc độ 750 m/s đi vào tế bào da, cùng với máu tuần hoàn khắp cơ thể. Bột thuốc xuyên thấu niêm mạc hoặc da với tốc độ nhanh như thế cho nên bệnh nhân không hề có cảm giác đau. Một nguyên nhân khác không gây đau là nhờ bột thuốc rất mịn, không chứa những chất bổ trợ và không cần pha loãng, so với thể tích của các chất thuốc tiêm phổ thông thì có thể nói là rất ít. Nhiều thí nghiệm chứng tỏ việc tiêm loại bột khô này không làm cho da bị tổn thương. Phát minh tiêm bằng bột thuốc này chắc chắn là một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực công nghiệp bào chế thuốc.

Đối với bệnh nhân, dụng cụ tiêm không đau có rất nhiều ưu điểm. Nhiều bệnh nhân tiểu đường phải điều trị suốt đời bằng cách tiêm insulin mỗi ngày; ngoài ra còn phải thường xuyên tiêm thuốc cắt cơn đau. Việc dùng thuốc bột sẽ giải thoát cho họ khỏi nỗi khổ này.

Bệnh chắp sản sinh như thế nào?

Chắp gồm hai loại: chắp mắt bên ngoài mí mắt gọi là chắp ngoài; chắp nằm bên trong mí mắt gọi là chắp trong. Khi bệnh mới phát sinh, trên mí mắt (sát...

Vì sao trứng muối lại có vết hoa tùng?

Khi bạn bóc hết lớp vỏ bùn đen, lột bỏ lớp vỏ sẽ xuất hiện một lớp màu xanh nâu là lòng trắng trứng. Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy trong lớp lòng trắng có...

Khi máy tính làm việc có thể ngắt điện không?

Mọi người đều biết khi máy tính làm việc thì cần phải cắm điện. Nếu không cắm điện thì máy cũng không thể làm việc bình thường được.

Vũ trụ được tạo thành như thế nào?

Trái đất mà ta sinh sống là một đại hành tinh trong hệ Mặt Trời. Hệ Mặt Trời có tất cả 9 hành tinh lớn: Thuỷ tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh, Mộc...

Tại sao khi xây đập nước cần phải làm mương máng cho bè gỗ và cá qua lại?

Đập nước còn được gọi là "đập lớn ngăn sông", nó cắt ngang dòng sông, khiến cho nước sông ở phía thượng lưu dồn lại thành hồ chứa nước. Mặt nước trong...

Vì sao vào ngày nắng to có nhiêu người ngộ nắng?

Mùa hè, dưới ánh nắng chói chang, nếu không được che mát, lại đi bộ, vận động hoặc làm việc một thời gian dài ngoài trời, bạn có thể đột nhiên bị ngã...

Tại sao nhiều người thích viết bài bằng máy tính?

Những ai từng viết bài đều có một ý nghĩ thế này: bài văn dù có nghiền ngẫm trước thì khi đặt bút viết vẫn có chỗ cần sửa chữa. Thế là khi một bài...

Tại sao ở phía trong của đường ray trên cầu đường sắt phải đặt thêm hai thanh ray nữa?

Không biết bạn có nhận thấy như thế này không? Nếu bạn đi xe đạp vô ý bị ngã, bạn sẽ thấy so với chạy bộ mà bất ngờ bị ngã thì tai hại hơn gấp nhiều...

Tại sao máy bay khi cất cánh, hạ cánh và khi bay đều phải điều khiển bằng rađa?

Sân bay thường được gọi là "cảng hàng không", đấy là một đầu mối giao thông vô cùng nhộn nhịp, mỗi ngày đều có nhiều máy bay cất cánh và hạ cánh.