Ô nhiễm môi trường bắt đầu sản sinh từ khi nào?

Trước khi loài người xuất hiện, môi trường trên Trái Đất hoàn toàn là môi trường nguyên thủy, không có thôn ấp, thành phố, không có nhà máy, hầm mỏ, tàu hỏa, ô tô, chỉ có biển màu xanh, nước sông hồ tinh khiết, tuyết trắng, rừng nguyên thủy xanh tươi. Cả Trái Đất đầy tiếng chim ca, hoa thơm, sức sống sinh sôi nảy nở, là một môi trường sinh tồn tự nhiên không hề có dấu ấn của con người.

Cách đây 2 - 3 vạn năm về trước, tổ tiên của con người là loài vượn cổ bắt đầu từ rừng nguyên thủy bước ra đồng bằng. Để sinh sống trong môi trường mới, người vượn cổ đã học biết sử dụng các công cụ tự nhiên như công cụ đồ đá để tìm kiếm thức ăn, đề phòng kẻ địch. Họ còn biết dùng lửa nên sản sinh ra nền nông nghiệp và chăn nuôi nguyên thủy.

Tổ tiên loài người từ nền nông nghiệp nguyên thủy đã thu được các loại sản phẩm nông nghiệp khá phong phú, nhưng đồng thời cũng bắt đầu phá hoại môi trường. Từng mảng lớn đồng cỏ và rừng già bị phá đi, bề mặt Trái Đất mất dần sự bảo vệ nhờ thực vật che phủ, khiến nước xói mòn đất tăng lên, nạn đốt rừng, hun đốt thịt cầm thú sản sinh ra những đám khói gây ô nhiễm không khí. Như vậy tổ tiên loài người trong quá trình sản xuất và sinh sống đã bắt đầu gây nên ô nhiễm môi trường.

Đương nhiên sức sản xuất của người cổ đại so với lực lượng tự nhiên còn rất bé, cho nên sự phá hoại môi trường chỉ mang tính cục bộ. Ngày nay loài người đã biết lợi dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến để hoạt động sản xuất, nên sự ô nhiễm môi trường sinh thái vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy sự ô nhiễm môi trường từ ngàn xưa đã có, nhưng sự ô nhiễm đó trở thành nguy cơ nghiêm trọng thì chỉ mới xảy ra trong mấy trăm năm gần đây.

Từ khoá: Ô nhiễm môi trường.

Tại sao cây chè lại thích hợp trồng ở vùng có tính axit?

Vùng núi và vùng bán sơn địa của Trung Quốc đa số là vùng đất có tính axít, lá chè mà những nơi này sản xuất có chất lượng rất cao, ví dụ chè “Long...

Vì sao máu nhân tạo có thể thay thế máu tự nhiên?

Mọi người đều biết cuộc sống con người không thể tách rời với máu. Khi bị thương hoặc khi qua phẫu thuật thường bị mất nhiều máu, việc tiếp máu là một...

Vì sao có "Ngày Trái Đất"?

Trong những thập kỉ 50 – 60 của thế kỉ XX, ở phương Tây một số nước công nghiệp phát triển đã liên tiếp xảy ra nhiều sự kiện gây tổn hại chung, chấn...

Trên Trái Đất vì sao chia thành nhiệt đới, ôn đới, hàn đới?

Trên Trái Đất ta sinh sống, vì góc độ chiếu sáng của ánh nắng Mặt Trời khác nhau, do đó ở những vùng khác nhau nhận được lượng nhiệt chênh lệch nhau...

Vì sao xuất hiện cầu vồng trên bầu trời?

Sau cơn mưa mùa hè mây đen tan hết, Mặt Trời hiện ra và trên bầu trời thường xuất hiện cầu vồng.

Tại sao nam châm mất dần từ tính?

Các nam châm thế hệ mới được làm từ những vật liệu hẩu như không làm mất từ tính theo thời gian như các loại nam châm hình chữ U trước kia.

Jesus có thật hay không?

Jesus là Chúa Cứu thế được tín đồ Thiên Chúa giáo tôn thờ. Khác với hai vị sáng lập hai tôn giáo khác là Thích Ca Mâu Ni và Mohammet, Jesus không phải...

Trái đất nặng bao nhiêu?

Trọng lượng của cùng một vật thể, đặt ở Mặt trăng sẽ nhẹ hơn so với Trái đất tới 6 lẩn. Các vật có trọng lượng là do lực hút Trái đất mà sinh ra.

Tại sao gián lại hôi?

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra mùi hôi này là trên mình con gián có một tuyến thể có thể tiết ra một dịch thể có mùi hôi.