Vì sao lấy ngày 5/6 làm "Ngày môi trường thế giới"?

Dưới ảnh hưởng của những hoạt động “Ngày Trái Đất”, ngày 5/6/1972 ở Xtốckhôm Thụy Điển, Liên hợp quốc đã triệu tập Hội nghị nhân loại với môi trường. Hội nghị đã đưa ra khẩu hiệu: “Chỉ có một Trái Đất”. Hội nghị còn công bố “Tuyên ngôn môi trường nhân loại” nổi tiếng. “Tuyên ngôn môi trường nhân loại” đưa ra 7 quan điểm và 26 nguyên tắc chung, hướng dẫn và cổ vũ nhân dân toàn thế giới nỗ lực bảo vệ và cải thiện môi trường cho nhân loại. “Tuyên ngôn môi trường nhân loại” quy định quyền lợi và nghĩa vụ của loài người đối với môi trường. Kêu gọi “Vì thế hệ ngày nay và các thế hệ mai sau mà nhiệm vụ bảo vệ và cải thiện môi trường đã trở thành mục tiêu chung của nhân loại”. “Mục tiêu này sẽ được thực hiện đồng thời và hài hòa với hai mục tiêu bảo vệ hòa bình và phát triển kinh tế – xã hội của thế giới”, “Chính phủ và nhân dân các nước hãy vì bảo vệ và cải thiện môi trường chung của nhân loại, đưa lại hạnh phúc cho toàn thể nhân dân và các thế hệ sau mà cố gắng”. Hội nghị cũng kiến nghị lấy ngày khai mạc Đại hội lần này làm “Ngày Môi trường thế giới”.

Tháng 10/1972, Liên hợp quốc khóa 27 đã thông qua đề nghị của Hội nghị môi trường nhân loại đề ra, đồng thời quy định ngày 5/6 hàng năm là “Ngày Môi trường thế giới” để nhân dân các nước mãi mãi ghi nhớ và yêu cầu Chính phủ các nước hàng năm vào ngày đó phải triển khai các hoạt động nhằm nhắc nhở mọi người trên thế giới chú ý đến tình trạng ô nhiễm của môi trường và những nguy hại do hoạt động của con người gây ra đối với môi trường, nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo vệ và cải thiện môi trường.

“Ngày môi trường thế giới” tượng trưng cho môi trường của nhân loại chuyển sang giai đoạn phát triển ngày càng tốt đẹp hơn. Nó phản ánh đúng đắn nhận thức và thái độ của nhân dân các nước đối với vấn đề môi trường.

Tháng 1 năm 1973, Đại Hội đồng Liên hợp quốc căn cứ Quyết định của Hội nghị Môi trường nhân loại đã thành lập ra Cục quy hoạch Môi trường của Liên hợp quốc và lập Quỹ Môi trường. Cục quy hoạch Môi trường của Liên hợp quốc cứ đến ngày 5/6 hàng năm là tiến hành các hoạt động kỉ niệm “Ngày Môi trường thế giới”, công bố “Thông báo hàng năm về tình trạng môi trường” và tặng thưởng “500 Huy chương về bảo vệ môi trường toàn cầu”. “Ngày Môi trường thế giới” hàng năm đều có chủ đề riêng. Việc đặt tên những chủ đề này nhằm phản ánh các vấn đề chủ yếu về môi trường trong năm đó và những điểm nóng về môi trường. Vì vậy những chủ đề đó có tính thực tiễn rất cao. Những chủ đề đã được đưa ra như “Cảnh giác, toàn cầu đang nóng dần !”, “Chỉ có một Trái Đất”, “Vì sự sống trên Trái Đất”, “Cứu vãn Trái Đất tức là cứu vãn tương lai của chúng ta” v.v...

Mấy năm qua, nhiều đoàn thể và nhân dân các nước đã triển khai các hoạt động bổ ích cho “Ngày Môi trường thế giới”, như tuyên truyền tầm quan trọng về bảo vệ và cải thiện môi trường. “Ngày Môi trường thế giới” đã trở thành ngày lễ chung của nhân dân toàn cầu.

Từ khoá: Ngày môi trường thế giới.

Vì sao học sinh cấp 1-2 không nên đi giày cao gót?

Chân là nền tảng của cơ thể, nó không những phải gánh chịu trọng lượng toàn thân mà còn phải đi và nhảy. Giày là vật bảo vệ cho bàn chân, nó có tác...

Làm thế nào để phân li tế bào đơn lẻ của cây trồng?

Thực vật bậc cao là do nghìn vạn tế bào tập hợp thành, những tế bào này lớn đều đã phân hoá, mỗi tế bào có chức năng độc đáo riêng, từ đó khiến cho...

Đứng trước tình trạng nhiệt độ toàn cầu tăng lên, chúng ta phải có biện pháp gì?

Các nhà khoa học đã đưa ra hai biện pháp “thích ứng” và “hạn chế”. Thích ứng chính là áp dụng mọi biện pháp để thích ứng với sự thay đổi của khí hậu,...

Tại sao tàu thuyền có thể qua lại dễ dàng ở đập Cát Châu?

Năm 1984, trên sông Trường Giang ở thành phố Nghi Xương thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, người ta xây dựng một con đập ngăn nước lớn, dài 2595 m, cao 47...

Tại sao nhân của quả sơn trà, đào, hạnh nhân không ăn được?

Quả sơn trà, đào, hạnh nhân đều là những quả mà con người thích ăn. Nhưng rất ít người nghĩ tới, thịt quả mềm, mọng nước lại bao bọc một mầm họa có...

Tại sao phải cần phát triển thực phẩm màu xanh (thực phẩm sạch)?

Trong kết cấu thức ăn của con người, đại đa số là từ cây trồng nông nghiệp như lúa, mì, rau xanh, hoa quả. Tất nhiên, lợn, bò, dê, gà, vịt, cá.

Vết đen Mặt trời là gì?

Bề mặt Mặt Trời sáng chói, thường xuất hiện những vết tối gọi là vết đen hay nhật ban. Những ngày gió cát đầy trời, ánh nắng giảm yếu ta có thể dùng...

Trẻ em ăn cá nhiêu có trở nên chậm chạp không?

Một số người già thấy trẻ em ăn cá nhiều thì ngăn lại vì họ sợ "ăn cá nhiều sẽ chậm chạp". Thực ra cách nghĩ này không có cơ sở khoa học.

Vì sao muốn phóng tàu vũ trụ phải dùng tên lửa nhiều tầng?

Các loại vũ trụ du hành trong không trung đều dùng tên lửa để phóng lên. Chỉ khi các con tàu vũ trũ (vệ tinh, tàu thăm dò, trạm vũ trụ và máy bay vũ...