"Quê hương" của sao chổi ở đâu?

Các nhà thiên văn hàng năm đều có thể nhìn thấy vài ngôi sao chổi trên bầu trời. Vậy chúng từ đâu đến?

Về vấn đề khởi nguồn của sao chổi có thể nói rất nhiều ý kiến, đến nay chưa có ý kiến nào tương đối thống nhất.

Có một loại ý kiến cho rằng: núi lửa trên các thiên thể của Mặt Trời đã phun rất nhiều chất vào trong vũ trụ, sao chổi chính là những chất này hình thành nên. Loại quan điểm này có thể gọi là "thuyết phun". Còn một loại ý kiến khác gọi là "thuyết va chạm". Thuyết đó cho rằng: từ những niên đại xa xưa một vài thiên thể trong hệ Mặt Trời va chạm nhau, từ đó sản sinh ra một lượng lớn các mảnh vụn hình thành nên sao chổi trong hệ Mặt Trời ngày nay. Những giả thuyết này đều tồn tại những vấn đề không giải thích được, nên rất khó được đa số các nhà thiên văn thừa nhận.

Trong số các giả thuyết về nguồn gốc của sao chổi, được giới thiệu nhiều nhất và nhiều nhà khoa học tán thành nhất đó là "thuyết nguyên vân". Trên cơ sở nghiên cứu, thống kê quỹ đạo của nhiều sao chổi, thuyết nguyên vân cho rằng rất nhiều điểm xa Mặt Trời trên quỹ đạo elip của các sao chổi có chu kỳ dài phần nhiều đều có khoảng cách từ 3 vạn - 10 vạn đơn vị thiên văn, do đó rút ra kết luận: trong vùng biên của hệ Mặt Trời cách Mặt Trời khoảng 15 vạn đơn vị thiên văn tồn tại một tập đoàn vật chất gọi là "nguyên vân". Nó giống như một tầng bao bọc khổng lồ, sao chổi chính là được hình thành trong biển vật chất đó. Nguyên vân thường được gọi là "mây sao chổi", lại còn vì giả thuyết này được nhà thiên văn Hà Lan Auter đề xuất từ thập kỳ 50 của Thế kỷ XX, nên còn gọi là "mây Auter". Mây Auter chính là quê hương chủ yếu của sao chổi.

Căn cứ kết quả tính toán của Auter thì trong tầng bao bọc mây sao chổi đó có thể tồn tại hàng trăm tỉ ngôi sao chổi. Đó quả thật là một kho sao chổi khổng lồ. Mỗi ngôi sao chổi quay quanh Mặt Trời một vòng, mất hàng triệu năm. Chúng chủ yếu chịu ảnh hưởng lực hấp dẫn của các hằng tinh lân cận, một bộ phận sao chổi thay đổi quỹ đạo và đi vào trong hệ Mặt Trời. Trong đó lại có một số sao chổi chịu ảnh hưởng lực hấp dẫn của các hành tinh lớn như Mộc Tinh biến thành sao chổi chu kỳ. Ngoài ra có một số sao chổi có thể bị bắn ra khỏi hệ Mặt Trời.

Vì sao trong sa mạc có nấm đá?

Trong sa mạc, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp từng hòn nham thạch cô độc nhô lên như cây nấm đá, có hòn cao đến 10 m. Ngắm cái “bụng” thon và cái “đầu”...

Vì sao cây dại có khả năng chống bệnh cao?

Cây dại thường sống trên đồng ruộng hoặc ở những nơi đất hoang hoá. Chúng có thân thấp, cành lá nhỏ, quả bé và chua.

Vì sao cỏ quyển bá quấn đã khô ngâm vào nước lại có thể tươi lại?

Bạn đã từng nghe nói về cỏ quyển bá quấn chưa? Loại cỏ này kì lạ lắm. Bình thường, bạn có thể để khô, cất vào một góc, lá quyển bá quấn sẽ cuộn lại,...

Điện thoại phiên dịch và phiên dịch điện thoại là một chăng?

Trong giao lưu quốc tế, nếu chỉ biết có tiếng mẹ đẻ thì dù bạn đi đâu rào cản ngôn ngữ cũng trở thành kẻ thù trên chặng đường lữ du này. Lúc này nhân...

Độ rộng của đường sắt đều giống nhau phải không?

Chúng ta biết rằng xe lửa luôn chạy theo hai đường ray đặt song song. Do hai bên trái và phải của tẩu hoả tương đối cố định với khoảng cách giữa bánh...

Vì sao rừng nhiệt đới là kho báu đặc biệt?

Trên Trái Đất rừng nhiệt đới phân bố rất rộng, trong đó có nhiều loài động, thực vật sinh sống. Chúng có quan hệ rất mật thiết với môi trường sống của...

Sức mạnh kỳ lạ trong quả cầu Magdeburg

Ngày 8/5/1654, người dân thành phố Regensburg, nhà vua và các quý tộc Đức, đã được mục kích một sự việc kỳ lạ: 16 con ngựa, chia làm hai nhóm, ra sức...

Vi sinh vật có thể tự nhiên sinh sôi không?

Một đĩa thức ăn để lâu thì sẽ sinh ra một số sinh vật nhỏ bé. Có khi chúng ta chỉ biết thức ăn bị biến chất nhưng lại không thể nhìn thấy những sinh vật nhỏ bé này.

Các toà nhà chọc trời phòng cháy như thế nào?

Các toà nhà chọc trời bị cháy gây nên những tổn thất và thương vong nặng nề, đã khiến cho mọi người quan tâm chú ý. Chính phủ các nước đã định ra pháp...