Sao chổi Halley được phát hiện như thế nào?

Sao chổi có thể được xem là một loại thiên thể được con người chú ý nhất trên bầu trời ban đêm. Trên bầu trời đầy sao và tĩnh lặng, sao chổi giống như một vị khách có hình thù kỳ lạ đem lại cảm giác thần bí, đến và đi không để lại dấu vết.

Trong vô số sao chổi, chắc chắn nổi tiếng nhất là sao chổi Halley. Nó cũng là sao chổi lần đầu tiên quỹ đạo được tính chính xác và có thể dự kiến được thời gian đi về của nó.

Năm 1682 trên bầu trời xuất hiện một sao chổi lớn đặc biệt, hình dạng rất kỳ lạ và độ sáng khác thường. Nhà thiên văn Halley người Anh cùng thời với Niutơn đã quan sát rất nhiều về ngôi sao chổi này. Qua nghiên cứu, ông dùng định luật Khaifule và định luật vạn vật hấp dẫn của Niutơn để tính quỹ đạo của ngôi sao chổi này. Kết quả tính toán chứng tỏ: sao chổi này là một thiên thể quay quanh Mặt Trời, quỹ đạo của nó hình elíp nhưng là êlíp rất dài và dẹt. Điều khiến cho ông Halley cảm thấy thích thú là, ông phát hiện chu kỳ của ngôi sao chổi này là 76 năm, tức cứ cách 76 năm nó lại trở về một lần. Từ trong các tư liệu lịch sử ông còn biết được khoảng 76 năm tức là năm 1607 cũng xuất hiện một ngôi sao chổi lớn, tiếp tục tính lên 76 năm nữa tức năm 1531 trên bầu trời cũng xuất hiện một ngôi sao chổi lớn. Do đó ông mạnh dạn dự đoán năm dự đoán năm 1682, thì ngôi sao chổi lớn đã xuất hiện năm 1531 và năm 1607 sẽ quay trở lại. Tiến thêm một bước ông dự đoán: "năm 1682 sẽ xuất hiện sao chổi lớn đến kinh ngạc, 76 năm tức là năm 1758 một lần nữa nó lại xuất hiện trên bầu trời".

Gần cuối năm 1758 bản thân Halley tuy đã qua đời từ lâu nhưng ngôi sao chổi theo dự đoán của Halley đã xuất hiện trên bầu trời vào đêm Nôen.

Lời dự đoán của Halley đã được chứng thực, bộ mặt thần bí của sao chổi cũng được làm sáng tỏ. Từ đó người ta nhận thức được rằng: hành tinh của sao chổi tuy vô cùng phức tạp nhưng vẫn có thể căn cứ vào các định luật khoa học để tính ra. Việc làm của Halley đã mở đường cho nhân loại nhận thức về sao chổi. Để kỷ niệm cống hiến to lớn của ông người ta đặt tên cho ngôi sao chổi đó là sao Chổi Halley.

Vì sao khi lên cơn sốt, nên uống nhiêu nước ấm?

Đối với cơ thể, nước vô cùng quan trọng, gắn chặt với sự sống của con người. Người nào không uống nước 7 - 8 ngày liền sẽ tử vong.

Có phải Ngưu-Chức mỗi năm gặp nhau một lần?

Theo truyền thuyết, hàng năm cứ đến ngày 7/7, Ngưu lang và Chức nữ lại bước qua cầu Ô Thước, bắc qua sông Ngân để gặp nhau. Không rõ họ đi kiểu gì,...

Có phải các ngôi sao từ trên trời rơi xuống không?

Đêm trời trong, ngửa mặt lên trời ta sẽ thấy rất nhiều sao. Khi gặp may, ngẫu nhiên bạn còn có thể nhìn thấy những vệt sao sáng lướt qua bầu trời.

Tại sao nên xếp hồng với lê khi giấm?

Kinh nghiệm dân gian cho thấy, khi ngắt những trái hồng xanh về giấm thường rất lâu chín. Nhưng nếu người ta để vào mấy quả lê hay vài quả hồng chín...

Tại sao mạng máy tính lại chia ra mạng cục bộ, mạng đô thị và mạng diện rộng?

Dựa theo quy mô của mạng và khu vực phủ của nó mà có thể chia mạng máy tính ra thành mạng cục bộ (LAN: local area network), mạng đô thị (MAN:...

Người như thế nào có thể làm nhà du hành vũ trụ?

Nhà du hành vũ trụ là "con cưng của trời". Muốn trở thành nhà du hành không phải là việc dễ.

Tại sao lại dùng đềxiben làm đơn vị đo cường độ âm thanh?

Chúng ta biết rằng, đềxiben được dùng làm đơn vị đo cường độ âm thanh. Tại sao lại như vậy?

Tại sao có quy định "lái xe ngồi bên trái đi theo hướng bên phải"?

Ở Trung Quốc, mọi người đã hình thành một thói quen: ở trên đường, xe cộ chạy về bên phải. Vì xe chạy về bên phải, nên ngồi ở bên trái càng dễ quan...

Vì sao phải khai thác loại nhựa tự phân hủy?

Đồ nhựa là sản phẩm quan trọng không thể thiếu được trong sản xuất công, nông nghiệp và cuộc sống hàng ngày. Trong khi nhựa đem lại nguồn nguyên liệu...