Vì sao áp suất không khí luôn biến đổi?

Không khí có áp suất. Nếu bạn lấy một quả bóng, hút hết không khí bên trong thì quả bóng sẽ xẹp xuống, bởi vì bên trong đó không còn không khí nữa, bị áp suất không khí bên ngoài ép bẹp.

Từ lâu người ta đã biết về sự biến đổi của áp suất không khí. Năm 1642 Tôrixenli nhà khoa học Italia đã từng làm thí nghiệm: lấy một ống thuỷ tinh dài một mét một đầu bịt kín, còn đầu kia đổ đầy thuỷ ngân (đẩy không khí ra hết), dùng ngón tay bịt kín miệng ống, sau đó dựng ngược ống thuỷ tinh rồi nhúng vào cốc thuỷ ngân. Lúc đó thuỷ ngân trong ống hạ xuống, đến độ cao 760 mm thì ngừng lại. Lực đỡ của thuỷ ngân trong ống chính là áp suất của bầu khí quyển. Về sau người ta căn cứ nguyên lý này làm ra các dạng đồng hồ đo khí áp. Thông qua đồng hồ đo khí áp là có thể biết được khí áp lúc tăng lên, lúc giảm xuống, thay đổi rất rõ rệt.

Vì sao áp suất không khí lại thay đổi?

Không khí là chất có trọng lượng. Trong khí quyển bất cứ vật gì cũng đều chịu áp suất của khí quyển. Áp suất này bằng với áp suất do trọng lượng của cột không khí nằm bên trên vật đó gây ra. Áp suất khí quyển của một vùng nào đó là áp suất do trọng lượng cột không khí thẳng đứng từ mặt đất lên hết tầng khí quyển gây ra. Chỉ cần lượng không khí trong cột khí này giảm thấp thì áp suất sẽ giảm xuống, lượng không khí của cột tăng lên thì áp suất sẽ tăng lên. Sự tăng hay giảm lượng không khí trong cột khí đó có liên quan với sự chuyển động của không khí. Nếu lượng không khí đi vào cột khí đó nhiều hơn lượng đi ra thì áp suất không khí tăng cao, nếu lượng đi vào ít hơn đi ra thì áp suất không khí giảm thấp.

Không những áp suất không khí các vùng trên Trái Đất không giống nhau mà ngay một vùng, áp suất hằng ngày cũng luôn luôn biến đổi. Nói chung buổi sáng từ 9 - 10 giờ áp suất không khí cao hơn một chút, buổi chiều 15 - 16 giờ thấp hơn một chút, nửa đầu của đêm từ 21 - 22 giờ áp suất cao hơn, nửa sau của đêm từ 3 - 4 giờ sáng áp suất thấp hơn. Đó chính là sự biến đổi hằng ngày có tính chu kỳ của áp suất không khí. Khi có gió lốc hoặc những luồng gió lạnh tràn đến thì áp suất giảm thấp hoặc tăng cao rõ rệt, đó là sự biến đổi không có tính chu kỳ của áp suất không khí.

Vì sao khi phóng tên lửa dùng cách đếm ngược?

Năm 1927, nhiều nhà hàng không vũ trụ nghiệp dư ở Đức đã thành lập Hiệp hội Hàng không vũ trụ. Không lâu sau họ nhận nhiệm vụ chế tạo một tên lửa thật...

Tại sao đến mùa thu có một số lá cây lại chuyển sang màu đỏ?

Thời tiết mùa thu cao trong, bạn đi ngắm cảnh Hương Sơn ở Bắc Kinh sẽ đắm say bởi màu đỏ khắp núi đồi.

Khủng long có thể sống lại hay không?

Các nhà khoa học cho rằng, điều này không phải là không có thể, mà hi vọng lại là xuất phát từ hổ phách quý giá.

Tại sao rác cũng có thể dùng làm nhà?

Trên thế giới hiện nay, dân số ngày càng đông, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, trái lại rác do sản xuất công nghiệp và quá trình sinh hoạt...

Tại sao một cây đa có thể thành rừng?

Cây đa là một loại cây cao to lá xanh quanh năm, to rộng, thích những vùng nhiệt độ cao mưa nhiều, không khí ẩm ướt, nó phân bố phổ biến ở những vùng...

Vì sao khi đo góc và đo thời gian lại dùng đơn vị đo theo hệ cơ số 60?

Đơn vị đo thời gian là giờ, đơn vị đo góc là độ, nhìn bề ngoài chúng không hề có mối liên quan gì với nhau. Thế tại sao chúng lại được chia thành các...

Vì sao có người dễ chảy máu mũi?

Bình thường mũi không chảy máu. Mũi dễ chảy máu có thể là do bản thân lỗ mũi có bệnh, cũng có

Vì sao máy tính có thể chẩn đoán được một số bệnh?

Ngày nay, trong lĩnh vực kỹ thuật cao, máy tính không những dùng để tính toán mà còn có một vai trò to lớn trong nhiều lĩnh vực, trong đó có chẩn đoán...

Có thể hợp nhất máy tính, ti vi và điện thoại làm một được không?

Ba chức năng máy tính, ti vi và điện thoại có thể được thực hiện bởi một thiết bị.