Vì sao mùa thu ta cảm thấy “trời cao mát mẻ”?

Vùng Trung, hạ du Trường Giang, Trung Quốc, hễ đến mùa thu đặc biệt là tháng 9, tháng 10, bầu trời cao lồng lộng, không gợn một chút mây, mưa rất ít. Ban ngày trời sáng, ban đêm trăng sao, bầu trời rất cao, không khí sạch sẽ thoáng mát. Quả đúng là mùa thu trời mát dịu, khác hẳn với mùa thu đầy mưa ở vùng miền Tây Trung Quốc.

Vì sao khu vực Trung, hạ du Trường Giang lại có hiện tượng đó? Chúng ta có thể từ sự biến đổi bức xạ ánh nắng của các mùa, các dòng khí và tính chất địa hình để phân tích.

Mùa thu là mùa quá độ từ hè sang đông. Thời kỳ này góc chiếu của ánh nắng Mặt Trời từ lớn biến thành nhỏ, lượng nhiệt mặt đất nhận được đã giảm đi rất nhiều so với mùa hè. Đầu tháng 9 lại có những luồng khí lạnh từ miền Bắc tràn xuống phía nam, thổi đến Trung, hạ du sông Trường Giang, khiến cho không khí nóng nực còn đọng lại của mùa hè đã nhanh chóng bị đẩy xuống phía nam. Do đó khoảng tháng 9, tháng 10, vùng Trung, hạ du Trường Giang đã được luồng không khí áp suất cao khống chế. Ở trên bầu trời là luồng không khí áp suất cao cận nhiệt đới của Thái Bình Dương bao phủ, chưa rút xuống phía nam cho nên lúc đó trên mặt đất và trên không đều được bao trùm bởi lớp không khí áp suất cao. Trong vùng cao áp, không khí chìm dần xuống. Trong quá trình đó thể tích không khí bị nén lại, do đó nhiệt độ không khí tăng cao. Điều đó khiến cho độ ẩm tương đối của không khí giảm đi, không khí biến thành khô ráo, không có lợi cho sự hình thành mây và mưa. Đó là nguyên nhân chủ yếu khiến cho vùng Trung, hạ du Trường Giang sản sinh ra mùa thu bầu trời cao, không khí mát mẻ. Sau tháng 10 thì luồng không khí áp suất cao của vùng cận nhiệt đới di chuyển về phía nam, vùng Trung, hạ du Trường Giang bị gió tây bao trùm, cơ hội hình thành những đám mây và mưa nhiều hơn mùa thu.

Ở Trung Quốc có một số vùng như Lũng Nam, Ngạc Tây, Tương Tây, Tứ Xuyên và Quý Châu vì địa hình nhấp nhô phức tạp, vừa kéo dài không khí ấm áp của phía nam lại, vừa hạn chế không khí lạnh từ phía bắc tràn xuống, cho nên mùa thu những luồng không khí ấm và lạnh ở đây giao nhau dài. Vì không khí nóng nhẹ, nên nó sẽ trượt nghiêng trên làn không khí lạnh. Trong quá trình trượt lên thể tích không khí sẽ dần dần nở ra, nhiệt độ dần dần giảm xuống dễ khiến cho hơi nước đạt đến trạng thái bão hòa để hình thành mây dẫn đến mưa. Cho nên vùng Hoa Tây Trung Quốc mùa đông mưa liên miên, khí hậu khác xa với Trung, hạ du miền Trường Giang.

Tại sao trên một đường dây điện thoại lại có thể cùng thực hiện nhiều cuộc gọi?

Ngày nay nếu muốn trò chuyện với bạn bè, ta không cần bước ra khỏi cửa, gọi điện thoại là được rồi. Điện thoại đường dài lại càng thể hiện khả năng...

Vì sao cây trên núi thấp hơn cây ở đồng bằng?

Trên núi cao, cây cối phong phú không kém gì đồng bằng, nhưng để ý bạn sẽ thấy, nếu không thuộc dạng "còi đẹn" hay "kẹ" thì chúng cũng là những "chú...

Vì sao miền Đông Nam Trung Quốc mùa hè nhiều gió đông nam, mùa đông nhiều gió tây bắc?

Phần lớn miền duyên hải Trung Quốc mùa hè nhiều gió đông nam, mùa đông nhiều gió đông bắc. Hướng gió thay đổi theo mùa gọi là gió mùa.

Tại sao ngón tay người máy lại nhiều kiểu dáng

Ngón tay người máy cũng gọi là bộ thao tác đầu chót, là bộ phận chủ yếu của rôbốt. Có nó, người máy mới có thể làm việc, mới có thể chấp hành nhiệm...

Điện thoại phiên dịch và phiên dịch điện thoại là một chăng?

Trong giao lưu quốc tế, nếu chỉ biết có tiếng mẹ đẻ thì dù bạn đi đâu rào cản ngôn ngữ cũng trở thành kẻ thù trên chặng đường lữ du này. Lúc này nhân...

Trong hệ Mặt trời còn có hành tinh thứ 10 không?

Như ta đã biết hệ Mặt Trời có 9 hành tinh lớn, nhưng từ lâu đến nay các nhà thiên văn đều bị một câu hỏi làm trăn trở, đó là quỹ đạo chuyển động thực...

Vì sao không khí ô nhiễm?

Trong thiên nhiên thành phần không khí trong sạch tương đối đơn giản: thông thường nitơ chiếm 78%, oxi chiếm 21%, khí trơ chiếm 0,93%, còn có một...

Bộ nhớ chỉ đọc là gì?

Trong bộ nhớ lưu trữ bên trong của máy tính, ngoại trừ bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM có dung lượng lớn ra, còn có bộ nhớ chỉ đọc dung lượng thấp ROM....

Thuốc nhuộm từ đâu mà có?

Từ thời xa xưa tổ tiên loài người đã biết dùng thuốc nhuộm để nhuộm quần áo. Từ hơn 2000 năm, vào thời Xuân Thu chiến quốc, người Trung Quốc đã biết...