Tại sao mạng máy tính lại chia ra mạng cục bộ, mạng đô thị và mạng diện rộng?

Dựa theo quy mô của mạng và khu vực phủ của nó mà có thể chia mạng máy tính ra thành mạng cục bộ (LAN: local area network), mạng đô thị (MAN: metropolitan area network) và mạng diện rộng (WAN: wide area network). Mạng cục bộ là mạng qui mô nhỏ trong một toà nhà hay một khu vực (trường học hay cơ quan chẳng hạn), đường kính vùng phủ thường chỉ mấy trăm mét, nhiều nhất chỉ là mấy kilômet. Mạng đô thị lớn hơn mạng cục bộ, có thể bao gồm nhóm các văn phòng gần nhau trong thành phố. Mạng diện rộng dùng trong vùng địa lý lớn, thường cho quốc gia thậm chí là toàn cầu, phạm vi vài trăm đến vài nghìn kilômet.

Tuy là mạng cục bộ, mạng đô thị và mạng diện rộng được đặt tên theo phạm vi mạng phủ, nhưng người ta thường là phân chia chúng theo kỹ thuật lắp đặt mạng. Thông thường, mạng được lắp đặt kỹ thuật mạng cục bộ là mạng cục bộ, còn mạng được lắp đặt bằng kỹ thuật mạng diện rộng là mạng diện rộng. Đương nhiên, mạng đô thị được lắp đặt bằng kỹ thuật mạng đô thị. Thế nhưng chỉ riêng biệt nhắc tới kỹ thuật mạng đô thị là hiếm thấy. Sự khác biệt những kỹ thuật này chủ yếu là ở chỗ liên lạc viễn thông mà nó sử dụng và giao thức truyền thông của nó.

Trước khi có mạng cục bộ thì sự kết nối giữa các máy chủ yếu là dùng liên lạc điện thoại thuộc ngành bưu điện. Đường dây điện thoại vốn là dùng cho việc chuyển tải những tín hiệu tiếng nói tương tự. Để có thể truyền tải số, cần phải lắp thêm thiết bị chuyên môn: bộ điều chế - giải điều chế (môđem có hai chức năng: Điều chế chuyển tín hiệu số của máy tính thành tín hiệu tương tự của điện thoại. Giải điều chế chuyển lại về tín hiệu số - chú thích của người dịch).

Do sự hạn chế của điều kiện kỹ thuật lúc đó và của đường dây nên hiệu suất tốc độ truyền tải của thiết bị điều chế và giải điều còn thấp. Đã rất lâu nó vẫn chỉ ở vận tốc một giây là 600 bit đến 9600 bit. Trên đường dây điện thoại mấy năm gần đây mới đạt tới mỗi giây là 33,6 Kbit đến 56 Kbit. Nói khái quát thì đặc điểm của mạng diện rộng là khoảng cách truyền tải xa, vận tốc thấp, kỹ thuật phức tạp, thiết bị máy tính quy mô lớn, giá thành lắp đặt cao.

Việc ra đời phổ cập của mạng cục bộ rất có lợi cho việc ra đời và sự phát triển nhanh chóng của máy tính cá nhân.

Lúc đó khả năng của máy vi tính rất thấp, lúc mới đầu còn chưa dùng đĩa cứng, và dù có đĩa cứng thì dung lượng cũng rất nhỏ, chỉ là mấy M, 10 M, 20 M (mega: triệu) kí tự; thường không lắp phối hợp máy in; chỉ sử dụng hệ điều hành đơn giản như DOS. Nếu có một phương pháp đơn giản kết nối mấy cái PC lại làm một, để mọi người cùng hưởng đĩa từ và máy in đắt quá thì hay biết bao. Mạng cục bộ đã đáp ứng yêu cầu này khá tốt. Mỗi máy PC được lắp thêm một card mạng, sử dụng một cáp và một số thiết bị thu phát là có thể kết nối máy PC trong phòng làm việc thành một mạng, lại lắp đặt thêm phần mềm mạng đơn giản là có thể sử dụng được rồi. Do sử dụng đường cáp chuyên môn, khoảng cách truyền tải lại ngắn, nên đã có được vận tốc khá cao.

Như vận tốc xưa kia của mạng Ethernet là 10 Mbit/giây rồi. Theo tiêu chuẩn quốc tế thì mạng cục bộ có các mạng như mạng Ethernet, mạng lệnh bài hoàn, tổng mạng lệnh bài. Do mạng Ethernet kỹ thuật đơn giản, lắp đặt dễ dàng, mà kỹ thuật đổi mới lại nhanh; vì vậy mà lúc đó nó đã trở thành chủ lưu, gần như chiếm lĩnh thị trường. Đặc điểm của mạng cục bộ ngược lại với mạng diện rộng: cự li truyền tải ngắn, tốc độ truyền tải cao, kỹ thuật đơn giản, thiết bị máy tính quy mô khá nhỏ, vốn lắp đặt thấp.

Mấy năm nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật máy tính, kỹ thuật viễn thông và kỹ thuật mạng máy tính thì tính năng của PC, mạng cục bộ và mạng diện rộng đã nâng cao lên rất nhiều. Đặc biệt là khi đã sử dụng cáp quang mà tốc độ truyền tải có thể đạt tới mấy tỉ bit mỗi giây rồi. Mạng máy tính từ nay về sau sẽ liên kết mạng cục bộ và mạng diện rộng, ranh giới của hai loại đó sẽ ngày càng nhạt nhoà.

Thế nào là nghịch lí Russel và nghịch lí “người thợ cắt tóc”

Ngày nay lí thuyết tập hợp đã trở thành cách dẫn dắt các kết luận toán học, trở thành công cụ quan trọng cho các luận chứng toán học trong các sách...

Vì sao động đất lại có sóng thần?

Khi có động đất, nước biển xao động hình thành nên sóng lớn và đổ ào ào vào đất liền, đó chính là sóng thẩn. Khi sóng lớn đổ vào đất liền tuỳ theo...

Tại sao chó thường hay thè lưỡi vào mùa hè?

Trên thực tế, cho dù không phải là mùa hè, đôi khi lưỡi của chó cũng phải thè ra, ví dụ sau khi chạy nhanh hoặc đánh nhau, cơ thể nóng lên thì chó cũng phải thè lưỡi ra để toả bớt nhiệt lượng.

Vì sao mắt người lại mọc phía trước mặt?

Nhiều người nghĩ, nếu mắt người mọc ở những chỗ khác trên cơ thể thì có lẽ sẽ hay hơn. Cách nói đó có đúng không? Các nhà khoa học đã giải đáp vấn đề...

Tại sao trong ống nghiệm cũng có thể gây giống thực vật?

Khi hạt giống của thực vật có được điều kiện môi trường cần thiết như đất, nhiệt độ, độ ẩm, không khí..

Có bao nhiêu tình huống xuất hiện 24 điểm với 40 lá bài?

Trò chơi bài “24 điểm” là loại bài chơi đấu trí. Cách chơi như sau: Mỗi bộ bài tú lơ khơ, nếu lấy các con bài có số A, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 với...

Vì sao phải phân loại để thu gom rác thải thành phố?

Cùng với sự phát triển của công nghiệp và mức sống ngày càng nâng cao, lượng rác thải cũng ngày càng tăng. Nên xử lí rác thải như thế nào đã trở thành...

Vì sao nói cây xanh là "máy tiêu âm" tự nhiên?

Có người ví cây xanh là máy tiêu âm tự nhiên, đó là vì cây xanh có tác dụng giảm thấp tiếng ồn. Nhiều thành phố Trung Quốc đang trong quá trình phát...

Vì sao phải xây dựng công trình thủy lợi Tam Hiệp trên sông Trường Giang?

Ngày 14/12/1994, trạm thuỷ điện quy mô lớn nhất trên thế giới – công trình thuỷ lợi Tam Hiệp, Trường Giang, Trung Quốc chính thức khởi công, nó thể...