Tại sao cần phải xây dựng "tường bao chịu tải"?

Các kiến trúc cao tầng, đặc biệt là kiến trúc siêu cao thường dùng phương pháp kết cấu hai khối ống trong và ngoài để chống gió và chống động đất. Bên trong dùng khối ống gồm nhiều gầm (giếng) cầu thang máy hợp thành, bên ngoài là khối ống theo hình thức khung sườn chịu lực, mặt ngoài của công trình có thể nhìn thấy nhiều khung thép đan chéo nhau, trông không đẹp mắt. Toà nhà văn phòng làm việc của Công ty cơ khí thương nghiệp quốc tế Pigbao của Mỹ, toàn bộ tường ngoài ở bốn chung quanh đều là các ô nhỏ đan xen nhau, các ô này dùng cấu kiện bê tông cốt thép hình chữ X có quy cách như nhau hợp thành. Nhìn lên, mặt ngoài của công trình kiến trúc giống như có treo một bức màn (mành) có hình ô vuông. Cấu tạo như vậy ngoài tác dụng chống gió và chống động đất ra, chủ yếu là để đỡ trọng lượng do các sàn gác truyền xuống. Sàn của mỗi tầng đều đặt trên màn có hình ô vuông, nó có tác dụng như một bức tường ngoài chịu tải, có người gọi đó là "tường chịu tải kiểu mới" hay "tường bao chịu tải". Trong các kiểu kiến trúc truyền thống thì cột khung sườn trong nằm ở bên trong, còn tường kính lấy ánh sáng thì ở bên ngoài, nhưng màn tường chịu tải thì ngược lại: Kết cấu chịu tải nằm ở bên trong, có lúc tường kính cách tường bao chịu tải đến 0,7-1 m.

Toà nhà Ngân hàng Lambert ở Bruxelles, Bỉ, tường bao chịu tải dùng hình thức ô chữ thập, mỗi cấu kiện bê tông cốt thép hình chữ thập rộng 6,4 m, chiều cao bằng chiều cao của một tầng lầu.

Công trình kiến trúc của tường bao chịu tải, nhìn bên ngoài trông tinh tế, mới lạ và đẹp đẽ; hơn nữa, sau khi chuyển kết cấu chịu tải ra bên ngoài, thì ở bên trong, ngoài hầm cầu thang máy và cột ra, khoảng không gian tầm nhìn thoáng rộng, khi sử dụng, bố trí linh hoạt, phân cách thoải mái. Ngoài ra, sau khi dời cột thép hoặc cột bê tông cốt thép chịu lực ra bên ngoài, thì tính an toàn về phòng cháy của công trình kiến trúc cũng được tăng lên một cách tương ứng.

Vì sao xây dựng sân bay trên biển?

Sân bay phần nhiều xây dựng ở ngoại ô thành phố. Ở đó đất rộng, dân cư thưa thớt, tầm nhìn bao la, hơn nữa nó gắn liền với hệ thống giao thông thành...

Tại sao lúc ngáp lại chảy nước mắt?

Khi ngáp, cơ mặt, lưỡi và họng của chúng ta co mạnh, làm tăng áp lực trong khoang miệng. Áp lực này ảnh hưởng đến khoang mũi, tạm thời ngăn đường...

Vì sao diễn viên xiếc có thể đỡ được chiếc vò từ trên rơi xuống?

Mọi người đều biết rằng, một hòn đá nhỏ từ trên cao rơi xuống có thể đập rách đầu. Thế thì vì sao một diễn viên xiếc có thể lấy đầu đỡ được chiếc vò từ trên cao rơi xuống mà không bị hề hấn gì cả nhỉ? 

Vì sao phải kiên quyết xử lí ô nhiễm sông Hoài?

Hoài Hà ngày xưa gọi là Hoài Thủy. Sông dài hơn 1.

Huyết quản nhân tạo có thể thay thế cho huyết quản tự nhiên không?

Trong cơ thể người có mạng huyết quản phân bố khắp cơ thể. Máu theo huyết quản tuần hoàn trong khắp người và nuôi sống con người.

Vì sao gọi chất xúc tác là hòn đá chỉ ra vàng của công nghiệp hoá học?

Chất xúc tác là những chất có thể làm thay đổi vận tốc của phản ứng hoá học, nhưng chất xúc tác lại không hề thay đổi gì (về chất cũng như lượng) sau...

Sao Hải vương được phát hiện nhờ toán học như thế nào?

Có chín hành tinh lớn trong hệ Mặt Trời. Hầu như việc phát hiện mỗi hành tinh đều gợi sự chú ý đặc biệt của mọi người.

Sao mới là gì?

Người xưa phát hiện trên trời có lúc xuất hiện những ngôi sao mới rất sáng, cho rằng đó là ngôi sao mới ra đời, gọi chung là sao mới. Các nhà thiên...

Vì sao phải đưa kính viễn vọng Hapbơn lên vũ trụ?

Kính viễn vọng Hapbơn (Hubble) mang tên nhà thiên văn Mỹ. Ngày 25 tháng 4 năm 1990, kính viễn vọng Hapbơn được máy bay vũ trụ "Phát hiện" đưa vào vũ...