Vì sao thêm muối vào quá sớm thì nấu đậu không nhừ?

Chắc có lúc bạn nghe lời mẹ nhắc nhở, khi nấu đậu chớ cho muối quá sớm. Nếu không, nấu đậu sẽ không nhừ.

Lời dặn dò này hết sức khoa học.

Bạn hãy làm một thí nghiệm sau đây: Bạn lấy nửa củ cải, khoét giữa củ cải một lỗ nhỏ rồi cho vào ít nước muối đặc. Sau mấy giờ bạn sẽ thấy nước muối trong lỗ nhiều hơn, đó là do nước trong củ cái đã thấm ra.

Khi cho đậu tương ngâm vào nước, hạt đậu tương dần dần nở to ra. Đó cũng là hiện tượng thẩm thấu.

Vì ở hạt đậu tương khô, lượng nước ít, bạn có thể xem nó như một loại dung dịch có nồng độ lớn, lớp vỏ ngoài của hạt đậu như là một màng bán thấm. Khi ngâm hạt đậu vào nước rồi đun nóng sẽ phát sinh hiện tượng thẩm thấu mạnh. Nước sẽ xuyên qua lớp vỏ và đi sâu vào bên trong hạt đậu làm hạt đậu nở to. Sau khi ngâm hạt đậu vào nước cho nở ra, sau một thời gian đun nóng tế bào hạt đậu nở tung, khiến đậu bị nấu nhừ.

Nếu khi nấu đậu bạn lại cho muối vào quá sớm, hạt đậu tương sẽ sớm bị ngâm vào nước muối. Vì nồng độ muối trong dung dịch nước muối cao hơn trong hạt đậu, nên nước sẽ không thể từ ngoài thấm vào bên trong hạt đậu. Nếu thêm quá nhiều muối thì không những nước không thể từ ngoài dung dịch muối thấm vào bên trong hạt đậu mà ngược lại có thể từ trong hạt đậu đã nở to thấm ngược trở ra ngoài, làm cho hạt đậu lại teo lại. Hạt đậu không đủ nước nên cho dù nấu lâu đến mấy cũng khó nhừ.

Cũng với lý do tương tự khi nấu chè đậu xanh, đậu đỏ cũng không nên cho đường quá sớm. Nấu thịt lợn, thịt bò cũng không nên cho muối quá sớm. Vì cho muối sớm thịt sẽ khó nấu mềm.

Vì sao lá cây có màu xanh?

Câu hỏi này có lẽ sẽ dễ trả lời hơn, bởi môn sinh học đã từng nhắc đến. Lá cây có màu xanh lục vì trong tế bào lá có chứa tỉ lệ lớn chất diệp lục, tức chất xanh của lá...

Vì sao có thể lợi dụng rừng để làm sạch nước thải?

Một đường ống từ Oasinhtơn thông ra rừng ngoại ô. Nước phế thải của các nhà máy đi theo đường ống này đến cánh rừng, sau đó nhiều vòi phun đặc biệt...

Vì sao cao su có tính đàn hồi?

Đàn hồi là tính chất quý giá của cao su. Theo các phép đo dạc, cao su thiên nhiên khi kéo căng tăng độ dài gấp 9 lần sau đó vẫn có thể phục hồi trở...

Đường sắt siêu dài không có khe nối khác với đường sắt thông thường như thế nào?

Trước kia mỗi lần đi tàu hoả, ta thường cảm thấy đoàn tàu không những rung động, toa tàu không ngừng va đập với đường ray, phát ra tiếng kêu "cắc cụp"...

Có thể khám, chữa bệnh qua mạng không?

Năm 1994, những người làm công tác nghiên cứu ở Thượng Hải đã chế tạo thành công hệ thống khám, chữa bệnh từ xa và đã thực hiện thắng lợi việc khám...

Tại sao cầu Triệu Châu qua hơn một nghìn năm mà vẫn rất vững chắc?

Cầu Triệu Châu nằm ở vùng Triệu Châu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, xây từ năm 591-599, vào khoảng thời gian trị vì của vua Khai Hoàng đời Tuỳ, cách đây đã...

Tại sao la không đẻ được la con?

"Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu", đó là quy luật di truyền của giới thực vật.

Vì sao mặt nạ phòng độc lại chống được khí độc?

Tháng 4 năm 1915, vào một ngày trời râm mát, binh sĩ liên quân Anh - Pháp đang đồn trú dưới chiến hào, chiến trường hoàn toàn yên tĩnh.

Vì sao trẻ em cũng cao huyết áp?

Nói đến cao huyết áp, người ta thường nghĩ đó là bệnh của người già, không liên quan đến trẻ em. Thực ra trẻ em, thậm chí trẻ sơ sinh cũng có thể mắc...