Cầy mangut có phải là khắc tinh của rắn không?

Khi một con cầy mangut gặp phải rắn hổ mang thì sẽ có một cuộc sát đấu kịch liệt xảy ra.

Cầy mangút là động vật có vú loại nhỏ, thân dài khoảng 30 - 40 cm, bề ngoài và sức lực đều không bằng rắn hổ mang, do vậy lúc đầu khi cầy mangut và rắn hổ mang đánh nhau, nó chỉ tìm cách lẩn trốn, còn rắn hổ mang đang sung sức luôn chiếm thế chủ động. Để đối phó với sự tấn công hung hãn của rắn, con cầy mangut xù lông toàn thân, trông lúc này nó lớn gấp đôi bình thường. Chiêu này rất hiệu nghiệm vì nếu như chẳng may bị rắn cắn thì cũng chỉ bị cắn vào lông mà không hề bị xây xát da thịt. Thời gian trôi đi, con rắn dần dần mệt mỏi, tốc độ tấn công chậm dần. Lúc này cầy mangut mới bắt đầu phản công, nó nắm chắc thời cơ, bất ngờ nhảy lên cắn vào cổ rắn cho đến khi đối thủ hết sức kháng cự mới thôi.

Chính vì nhiều người nhìn thấy cảnh tượng cầy mangut khống chế rắn hổ mang nên cho rằng cầy mangut là khắc tinh của loài rắn. Bất kì con rắn nào mà gặp phải cầy mangut thì chỉ có con đường chết.

Nhưng các nhà khoa học lại phát hiện cầy mangut đối phó với rắn hổ mang rất thông thạo. Bởi vì rắn hổ mang so với các loại rắn khác thì động tác của nó chậm chạp hơn, răng của nó ngắn, miệng chỉ có thể mở rộng 450, trong khi các loài rắn khác có thể mở rộng miệng tới 1300. Những nhược điểm chết người này đã làm cho rắn hổ mang luôn luôn bại trận. Tuy nhiên, nếu cầy mangut gặp phải những loài rắn lớn khác như rắn lao Braxin, rắn hổ mang chúa v.v. thì tình hình sẽ khác hẳn. Những loài rắn này sẽ tấn công cầy mangut với tốc độ vừa nhanh vừa mạnh, hung bạo, gọn và chính xác. Trong tình huống như vậy, cầy mangut chỉ còn cách lựa chọn thái độ bảo toàn sáng suốt, thắng đối thủ không dễ dàng nên rút lui. Nếu cầy mangut không biết lượng sức mà lại sử dụng cách đối phó như với rắn hổ mang thì thất bại là điều không tránh khỏi.

Vì sao phải giám sát và đo ô nhiễm môi trường?

Ô nhiễm môi trường là kẻ thù chung của nhân loại. Nhiệm vụ chủ yếu nhất của những người làm công tác bảo vệ môi trường là trừ bỏ ô nhiễm, làm cho môi...

Vì sao toán học cần lôgic nhưng lại không phải là lôgic học?

Toán học là ngành học nghiên cứu tính “chặt chẽ” và tính “chuẩn xác”. Trong các phép tính toán đều phải thực hiện từng bước theo các quy tắc tính.

Vì sao các nhà du hành khi đi trên Mặt trăng thường nhảy?

Xem vô tuyến truyền hình cảnh Apollo đổ bộ xuống Mặt Trăng, bạn sẽ phát hiện các nhà du hành khi hoạt động trên Mặt Trăng không phải đi từng bước mà...

Vì sao gió thổi lúc mạnh lúc nhẹ?

Gió thổi thường có trận mạnh trận yếu, rất ít khi gió tiến lên phía trước cùng một tốc độ. Trong bản tin khí tượng, báo cáo sức gió to nhỏ thường cấp...

Vì sao không thể tùy tiện xây dựng công trình thủy lợi?

Từ xưa đến nay, các công trình thuỷ lợi đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của con người. Về mặt phòng lũ, vận chuyển đường sông, công nghiệp...

Tại sao màu sắc cũng có thể làm phân bón cho sự phát triển của cây trồng?

Nếu nói, “màu sắc” cũng được làm là phân bón, hơn nữa hiệu quả tăng sản rõ rệt thì bạn nhất định sẽ nghi ngờ. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn là sự thực.

Côn Minh - Thành phố mùa xuân vì sao lại có tuyết rơi?

Thành phố Côn Minh là một thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc, ở đây mùa đông không giá rét, mùa hè không nóng bức, khí hậu rất ôn hòa. Ví dụ như vào...

Tại sao rắn có thể nuốt thức ăn to gấp nhiều lần so với đầu của nó?

"Lòng tham vô đáy của con rắn bé nhỏ, nó muốn há miệng, nhe răng để nuốt trôi con voi to lớn...".

Tại sao các dòng sông đều uốn lượn?

Nếu nhìn trên bản đồ bạn sẽ thấy rằng, các dòng sông tự nhiên đều có hình uốn lượn. Trên thực tế cũng đúng như vậy.