Có thể phòng chống virut máy tính không?

Tật bệnh đối với cơ thể con người là có thể dự phòng, virut máy tính cũng vậy. Cách tốt nhất để phòng chống việc lây truyền virut máy tính là cắt đứt mối liên hệ giữa virut và nguồn lây nhiễm. Sự xâm nhập của virut máy tính chủ yếu là chương trình mang virut được đưa vào đĩa từ, hoặc từ một chương trình mang virut do trao đổi thông tin trên mạng. Bởi vậy, người sử dụng máy tính không dùng chung phần mềm hoặc đĩa mềm không rõ lai lịch thì phải hết sức cảnh giác và phải áp dụng những biện pháp phòng chống nghiêm ngặt.

Khi sử dụng một đĩa bên ngoài, trước hết cần kiểm tra cẩn thận, xem có mang virut không. Nếu phát hiện là có thì tuyệt đối không dùng trên máy mình nữa, nếu không hậu quả khôn lường.

Hiện nay việc phục chế (in sang) đĩa mềm đang là phổ biến. Và virut máy tính thường lan truyền từ việc phục chế này. Bởi vậy, tuyệt đối không tùy tiện phục chế đĩa mềm không rõ nguồn gốc. Hám lợi thường dẫn đến tai hại. Đĩa mềm tự làm hoặc mua tại cửa hàng đại lý thường là an toàn, không mang virut. Còn đĩa mềm từ các nguồn khác thì không đảm bảo. Vì thế, khi ta sử dụng đĩa mềm phải chú ý những điểm khác như sau:

(1) Hết sức tránh dùng đĩa mềm để khởi động máy, đặc biệt đối với đĩa mềm nguồn gốc không rõ ràng. Nếu cần thiết thì nên dùng đĩa hệ thống ban đầu, hoặc đĩa đã biết chắc là không có virut.

(2) Cẩn thận khi dùng phần mềm công cộng hoặc phần mềm dùng chung

(3) Cấm ngặt việc vận hành trên máy bất kỳ loại đĩa trò chơi nào không rõ nguồn gốc và không chính đáng; cả những chương trình không rõ lai lịch.

(4) Dữ liệu quan trọng trong hệ thống phải chuẩn bị sẵn để phòng bất trắc.

(5) Với những hạng mục quan trọng cần thi hành chế độ chuyên dụng như máy riêng, đĩa riêng. Hết sức tránh việc "chứng nhận đảm bảo" cho đĩa mềm (tức là chỉ đọc dữ liệu mà không thể viết dữ liệu).

(6) Với hệ thống phần mềm mới mua, trước khi sử dụng cần tiến hành kiểm tra virut, phòng tránh trước. (Sử dụng USB cũng rất dễ nhiễm virut, cần quét virut trước khi mở - btv)

Vì sao nói trong âm nhạc cũng cần đến toán học?

Chúng ta đều biết âm thanh là do chấn động sinh ra, âm thanh cao hay thấp là do tần số của chấn động quyết định. Nét đẹp của một khúc nhạc là “giai...

Vì sao nhiệt độ trong thành phố cao hơn ngoại ô?

Mùa hè trong thành phố khí hậu nóng bức, nhưng ra ngoại ô người ta cảm thấy mát mẻ dễ chịu hơn nhiều. Các số liệu thống kê khí tượng chứng tỏ: khí hậu...

Di tinh có hại cho sức khỏe không?

Nam giới đến tuổi dậy thì thường chiêm bao di tinh, tức là tinh dịch tiết ra. Đó là vì đến tuổi dậy thì, ngọc hoàn không ngừng sản xuất tinh trùng,...

Vì sao thủy tinh phế thải cũng gây ô nhiễm môi trường?

Từ đời nhà Đường các chế phẩm bằng thủy tinh quí như ngọc, chỉ có vương công quí tộc mới có thể sử dụng. Ngày nay, các sản phẩm thủy tinh màu sắc sặc...

Tốc độ cao bao nhiêu mới thoát khỏi sức hút của Trái đất?

Trên mặt đất, dù ta ném lên trời một vật gì, chúng luôn rơi lại mặt đất, cho dù lực ném mạnh đến đâu thì các vật nhiều nhất cũng chỉ đi được một vòng...

Con người có "mắt thứ ba" không?

Trong Tây Du Kí có thần Nhị Lang võ thuật rất cao cường, đấu ngang ngửa với Tôn hành giả. Trước trán Nhị Lang có con "mắt thứ ba".

Loài hoa chuyên “đánh” côn trùng

Cây dâu để cho tằm ăn lá mà không than nửa lời. Cây sồi cũng chịu để con người đốn trong im lặng… Vậy có khi nào thực vật giữ thế chủ động không? Có...

Tại sao có một số thực vật khi ra mầm, lá non lại có màu hồng?

Mùa xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc. Nếu bạn quan sát sự hình thành màu xanh của cây sẽ thấy rất thú vị.

Thành phố Xưrư Nhật Bản vì sao lại lưu hành dịch hen suyễn?

Năm 1961, thành phố Xưrư (Nhật Bản) nằm trên vịnh Ysơ bỗng nhiên xuất hiện dịch hen suyễn. Trong một thời gian ngắn, bệnh viện chật kín bệnh nhân hen.