Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cũng là nguồn tài nguyên môi trường?

Ngoài giờ làm việc, nhiều người thích du lịch, đi xem phong cảnh núi sông, thăm thú các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Đó quả thực là một hoạt động bổ ích.

Vậy các di tích lịch sử. danh lam thắng cảnh có thuộc về nguồn tài nguyên môi trường cần được bảo vệ không?

Trong "Đạo luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa" có chỉ rõ: "Môi trường là chỉ tổng thể những nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người, được tự nhiên hoặc con người qua cải tạo mà hình thành nên, bao gồm không khí, nước, biển cả, đất đai, hầm mỏ, rừng xanh, thảo nguyên, động vật hoang dã, các di tích tự nhiên, di tích nhân văn, các khu bảo tồn tự nhiên, danh lam thắng cảnh, thành thị và nông thôn". Như vậy là di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đều thuộc nguồn tài nguyên môi trường cần được bảo vệ.

Đối với môi trường tự nhiên mà nói, những danh lam thắng cảnh thường được sáng tạo nên nhờ lao động lâu dài của xã hội, hoặc nhờ sự phát triển của khoa học, hoặc do chiều sâu hoạt động của con người mà không ngừng được mở rộng, ảnh hưởng của chúng ngày càng tăng thêm. Trên toàn cầu, những môi trường hoàn toàn tự nhiên vốn không nhiều, phần lớn đều là các môi trường do con người tạo nên, như công nghiệp, nông nghiệp sản sinh ra các công trình: sân bay, đường sắt, môi trường giao thông; các môi trường sống như trường học, thư viện, môi trường văn hóa giáo dục, thành thị, khu dân cư, v.v...; môi trường y tế như bệnh viện, viện dưỡng lão, v.v...; môi trường du lịch như các cổ tích văn vật và danh lam thắng cảnh. Chúng đều là những nơi do con người sản xuất, cư trú, giáo dục, sinh hoạt văn hoá tạo nên, là tiêu chí nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần của con người, đồng thời cùng với sự phát triển của loài người mà nó không ngừng được làm phong phú thêm. Nhưng môi trường xã hội dễ bị nhiễu loạn, ô nhiễm và bị phá hoại, do đó việc bảo vệ nó cần được hết sức coi trọng.

Từ khoá: Môi trường; Tài nguyên; Di tích nhân văn; Danh lam thắng cảnh.

Tại sao nói cá là tổ tiên của loài lưỡng cư?

Loài cá thở bằng mang, bơi bằng vây, là động vật có xương sống, sống trong nước. ếch là loài lưỡng cư, khi còn nhỏ gọi là nòng nọc, ở trong nước, dùng mang để thở.

Tại sao phải nghiên cứu thuật toán?

Nói theo cách thông tục thì thuật toán là cách thức cụ thể giải quyết vấn đề. Trong Tam quốc diễn nghĩa, Chu Du và Gia Cát Lượng để đập tan cuộc tiến...

Vì sao thức ăn đóng hộp bảo quản được lâu?

Chúng ta thường thấy trong các siêu thị có bày bán nhiều loại thực phẩm đóng hộp; hoa quả, đậu, thịt, cá đóng hộp. Đó là thực phẩm đóng hộp không chỉ...

Thuỷ tinh có bị ăn mòn không?

Thuỷ tinh được xem là một vật liệu kỳ diệu vì khả năng chống ăn mòn cao. Không nói đến nước, chứ các loại axit rất mạnh như axit sunfuric, nitric,...

Vì sao các động tác “đứng nghiêm, quay phải, quay trái, đằng sau quay” lại có thể là đối tượng của toán học?

“Đứng nghiêm, quay trái, quay phải, quay đằng sau” là bốn động tác không phải là con số, không phải là hình vẽ vì sao lại trở thành đối tượng của toán...

Có phải tôm he (tôm đôi) sống thành đôi cái đực với nhau không?

Nhắc đến tôm he, không ít người cho rằng tôm he đực và tôm he cái sống với nhau, gắn bó như hình với bóng, giống như đôi uyên ương vậy, cho nên nó có tên gọi khác là tôm đôi. Thực tế đây là một sự hiểu nhầm.

Tại sao cây ngân hạnh ra hoa nhiều nhưng kết quả lại ít?

Cây ngân hạnh là một loại cây ăn quả rụng lá thuộc họ tường vi, ở Trung Quốc có lịch sử nuôi trồng lâu đời. Cây ngân hạnh thường ra hoa vào đầu xuân,...

Tại sao loài chim khi bay cần vỗ cánh, còn cánh máy bay thì lại cố định bất động?

Máy bay và loài chim đều có thể bay ở trên không, nhưng cánh máy bay thì bất động, còn đôi cánh chim thì thường phải đập lên đập xuống. Lẽ nào chim...

Làm thế nào để trồng được loại dưa hấu không hạt?

Trong dưa hấu thường có rất nhiều hạt, khi ăn ta phải nhằn nhổ đi. Ngày nay, con người đã trồng được một loại dưa hấu không có hạt (trên thực tế có...