Khi thấy khỉ macaca, tại sao không được nhìn chăm chú vào mắt của chúng?

Khi chúng ta gặp khỉ macaca, thiện cảm trời sinh đối với loài khỉ thường khiến chúng ta chăm chú nhìn vào chúng, không ngờ khỉ macaca lại không cảm kích, lúc này những con khỉ nhỏ bé sẽ phát ra những tiếng kêu trầm thấp để kêu gọi sự giúp đỡ của đồng loại, còn những khỉ to lớn sẽ vồ mạnh đột ngột, bắt đầu tấn công mạnh mẽ, điều này có nguyên nhân gì vậy?

Hoá ra, trong cộng đồng của khỉ macaca, nhìn chăm chú vào mắt của đối phương chính là biểu hiện của lòng thù địch, khi hai con khỉ nhìn chăm chú nhau, thì trận chiến đấu nào cũng có thể xảy ra. Cho nên, nếu như chúng ta bất ngờ gặp khỉ, để tránh xảy ra xung đột, trước tiên không nhìn chăm chú vào mắt của chúng.

Sự trao đổi ánh mắt, trên thực tế là một phương thức truyền thông tin giữa các con khỉ macaca. Thực ra, trong giới động vật, các giống loài khác nhau đều có ngôn ngữ đặc thù của chính mình, ngôn ngữ này bao gồm sự biểu lộ tình cảm, động tác, tiếng nói... của chúng. Ví dụ, trong trường hợp bình thường, đuôi của khỉ giữ một tư thế cụp xuống tự nhiên, nhưng khi hưng phấn lên, đuôi của chúng sẽ được nâng lên rất cao, khi vui, còn có thể đưa đi đưa lại sang hai bên. Những người đã từng nuôi chó có thể còn biết rằng, khi một con chó cong chi trước xuống, thân trên nằm rạp xuống, có nghĩa là nó mời đối phương chơi đùa cùng nó, có khi mèo áp sát vào người, đuôi dựng đứng lên, cũng là để biểu đạt ý nghĩa giống như vậy.

Khi động vật gặp người lạ, lông của nó sẽ dựng đứng lên, tai cũng sẽ bật về phía sau. Đây là một hình thức biểu hiện khi nó cảm thấy bất an. Lúc này, nếu như có người dùng biện pháp như tiến sát, vuốt ve để vỗ về nó, nó sẽ phản ứng lại kịch liệt, ví dụ như nhe răng, phát ra âm thanh ủ ê... Gặp phải trường hợp này, mọi người cần phải giữ khoảng cách nhất định với nó, để tránh chúng đưa ra phản kích trong khi nóng nảy.

Đương nhiên trong giới động vật cũng có những loài cố làm ra vẻ khiêm tốn, tao nhã, lịch sự. Hươu cao cổ chính là một đại biểu trong đó. Chúng ta thường xuyên có thể thấy hai hoặc vài con hươu cao cổ xếp hàng đi, chúng không phải là đang đi dạo, mà đây là một phương pháp thi thực lực giữa chúng với nhau. Do hươu cao cổ nổi tiếng cao lớn trong thế giới động vật, cho nên giữa đồng loại với nhau thường dùng cách ai cao hơn để sắp xếp thứ tự lẫn nhau, chứ không áp dụng phương thức đánh nhau thông thường của giới động vật để xác lập ưu thế. Tương tự như vậy, còn có ngựa, khi trong đàn ngựa có con ngựa tung bốn vó lên để chạy, đuôi và bờm cũng sẽ tung bay lên, những con ngựa còn lại nhìn có thể biết rằng, mình đang nằm ở thế hạ phong, địa vị của con ngựa chiếm ưu thế trong đàn ngựa cũng được xác lập từ đó. Có lúc, khi một bộ phận nào đó trên cơ thể ngựa bị ngứa, chúng sẽ nhẹ nhàng cắn cùng một bộ phận của một con ngựa khác, có ý là nhờ đồng loại dùng miệng cắn vào chỗ đó để gãi ngứa cho mình.

Vì sao thuốc uốn tóc lạnh lại uốn được tóc?

Như người ta thường nói "cái tóc là góc con người", tóc là yếu tố thứ hai đánh giá vẻ ngoài của con người. Tóc khoẻ mạnh, mượt mà, phản ánh trạng thái...

Thạch anh là gì?

Dưới ánh sáng Mặt Trời chói chang, các hạt cát trắng sẽ làm bạn chói mắt. Trong các hạt cát nhỏ có những hạt không màu trong suốt, giống như những...

Vì sao mắt một số người bị "tán quang"?

Người bị tán quang nhìn vật gì cũng mơ hồ không rõ. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do độ cong của giác mạc biến đổi.

Nguồn điện trên thiết bị vũ trụ từ đâu mà có?

Thiết bị vũ trụ sau khi được tên lửa phóng vào quỹ đạo phải dựa vào nguồn điện của mình để làm việc.

Vì sao có người không phân biệt được màu sắc?

Trời xanh, mây trắng, hoa đỏ, lá xanh..

Thế nào là định lí lớn Ferma?

Chúng ta đều biết phương trình x2 + y2 = z2có vô số nghiệm khác không.

Tại sao các hoàng đế của nước Nga được gọi là Sa hoàng?

Về vấn đề này, đẩu tiên phải nói tới nhà độc tài của thành La Mã thời cổ đại Cesar. Năm 45 trước Công nguyên, Viện Nguyên Lão La Mã đã dựa vào chiến...

Tại sao khi vịt đi thường hay lắc lư?

Khi vịt đi lại, cái cổ vươn rất dài, ưỡn ngực, lắc la lắc lư lạch bạch đi về phía trước. Tại sao vịt lại đi với tư thế như vậy? Muốn tìm hiểu vấn đề này, cần phải quan sát từ thói quen sinh sống của vịt.

Vì sao căn cứ hướng gió lại có thể phán đoán được phương vị của trung tâm cơn lốc?

Những thuyền viên và ngư dân đánh cá trên biển lâu đời đều có kinh nghiệm phong phú. Để đối phó với gió lốc (áp thấp), họ thường căn cứ vào hướng gió...