Vì sao một ngôi sao chổi lại có mấy đuôi?

Năm 1986 khi sao chổi Halley nổi tiếng quay lại, đuôi của nó đặc biệt thu hút sự chú ý của mọi người. Rất nhiều người đã nhìn thấy nó có cái đuôi trên hai vệt trở lên. Vì sao lại như thế?

Trong phần lớn thời gian chuyển động, sao chổi không có đuôi. Chỉ khi nó bay đến cách Mặt Trời khoảng 2 đơn vị thiên văn (300 triệu km) thì dưới tác dụng của áp lực gió Mặt Trời và ánh nắng, từ đầu sao chổi sẽ phóng ra một lớp bụi và khí kéo dài ra phía sau thành đuôi sao chổi.

Hình dạng đuôi sao chổi rất đa dạng, có thể quy thành 3 loại điển hình: dạng I, dạng II, dạng III. Đuôi sao chổi dạng I chủ yếu do các chất khí mang các hạt tích điện cấu tạo thành, nên còn gọi là đuôi sao chổi hoặc các khí thể mang hạt tích điện. Loại đuôi này thẳng và mảnh, màu xanh lam nhạt. Đuôi sao chổi dạng II và dạng III đều do bụi tổ chức thành, màu vàng nhạt gọi chung là đuôi bụi sao chổi.

Chúng so với dạng I có bề rộng lớn hơn và cong hơn. Mức độ cong ít gọi là đuôi sao chổi dạng II, mức độ cong nhiều là đuôi sao chổi dạng III. Bởi vì trong đuôi sao chổi vừa có chất khí lại vừa có bụi do đó khi ngôi sao chổi bay gần đến Mặt Trời thì sẽ đồng thời hình thành đuôi sao chổi khí và đuôi sao chổi bụi. Cho nên sao chổi có hai đuôi trở lên không phải là một điều hiếm thấy. Tháng 2 năm 1986 sao chổi Halley trong thời gian trước và sau khi đi vào quỹ đạo gần Mặt Trời, hình dạng đuôi của nó rất nhiều kiểu, rất biến hoá, chính là vì nguyên nhân đó.

Có lúc đuôi sao chổi bằng khí và đuôi sao chổi bụi phát triển thành một mảng liên tục giống như cái chổi treo ngược trên bầu trời. Năm 1976 sao chổi Wayter khi đi qua điểm gần Mặt Trời đã thể hiện hiện tượng đặc biệt này.

Cho đến nay sao chổi nhiều đuôi mà con người quan sát được lần lượt xuất hiện vào năm 1744 và năm 1825. Lần trước là một nhà thiên văn Thuỵ Sĩ nhìn thấy, ngôi sao chổi đó có sáu đuôi, lần sau là một người Ôxtrâylia nhìn thấy, sao chổi đó có năm đuôi.

Sao chổi thường có hai đuôi trở lên là điều có thể khẳng định. Các nhà thiên văn còn có thể chụp được ảnh những vết đen của đuôi sao chổi mà mắt thường không thể nhìn thấy được.

Vì sao dự báo thời tiết cũng phải dùng máy tính?

Đài khí tượng dự báo thời tiết bằng nhiều phương pháp: ngoài dự báo bằng bản đồ ra, người ta còn dùng cả máy tính, loại công cụ hiện đại, để tiến hành...

Kĩ thuật nhân bản là gì?

Nhân bản vốn là một kĩ thuật sinh vật rất ít gặp, cho dù là các nhà sinh vật học cũng chưa chắc đã hiểu hết về nó.

Thế nào là tính đa dạng của sinh vật?

Tính đa dạng của sinh vật là tổng thể tất cả các loài sinh vật trên Trái Đất: thực vật, động vật và vi sinh vật cũng như sự cấu thành của chúng. Nó...

Có thật các hành tinh đều ở gần đường hoàng đạo?

Quỹ đạo của các hành tinh chỉ nghiêng một chút so với mặt phẳng quỹ đạo trái đất (hoàng đạo).

Thế nào là nhà ở kiểu “hoa hướng dương”?

Năng lượng Mặt Trời là một nguồn năng lượng có thể tái sinh rẻ tiền mà lại sạch sẽ, một tài nguyên vô tận, dùng không bao giờ cạn kiệt, nếu như có thể...

Viên đạn và tiếng nổ, cái gì chạy nhanh hơn?

Tốc độ viên đạn khi đi ra khỏi nòng súng là 900 mét/giây, âm thanh ở nhiệt độ bình thường có tốc độ truyền đi là 340 mét /giây. Viên đạn bay nhanh gấp...

Vì sao khí cacbonic trong không khí nhiều sẽ khiến Trái Đất nóng lên?

Bạn đã nhìn thấy phòng ấm xây dựng bằng kính chưa? Trong đó người ta trồng hoa. Ở nông thôn bạn cũng có thể thấy nông dân làm những ngôi nhà bao bọc...

Tại sao trong thực vật lại có điện?

Nói trong cơ thể thực vật có điện, bạn có thấy kỳ lạ không? Thực vật và động vật đều là những sinh vật sống. Cuộc sống của thực vật có khi có thể sản...

Điện thoại phiên dịch và phiên dịch điện thoại là một chăng?

Trong giao lưu quốc tế, nếu chỉ biết có tiếng mẹ đẻ thì dù bạn đi đâu rào cản ngôn ngữ cũng trở thành kẻ thù trên chặng đường lữ du này. Lúc này nhân...