Vì sao mèo ăn cỏ?

Để giải thích tại sao lũ mèo ăn cỏ, các nhà khoa học đã tham khảo nhiều nghiên cứu về động vật ăn thịt và linh trưởng hoang dã khác để đưa ra một giả thuyết. Theo đó, ăn cỏ là một bản năng, đi kèm với một lợi ích tiến hóa của loài mèo.

Chúng làm vậy để tống khứ ký sinh trùng ra khỏi đường ruột. Bởi cỏ chứa nhiều chất xơ và cứng, cơ bắp trong đường tiêu hóa của mèo sẽ phải hoạt động mạnh hơn để đáp ứng với quá trình tiêu hóa đó.

Khi các cơ co bóp mạnh, nó đồng thời cũng đẩy cả cỏ và các ký sinh trùng trong đường ruột ra ngoài.

Hầu hết các loài động vật ăn thịt đều bị nhiễm ký sinh trùng, vì vậy, ăn thực vật có thể là một cách giúp chúng làm sạch đường tiêu hóa. Những con mèo con ăn cỏ nhiều hơn mèo già, bởi hệ thống miễn dịch của chúng còn yếu, chưa thể chống chọi với ký sinh trùng. Hơn nữa, việc có quá nhiều ký sinh trùng trong bụng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của mèo con.

Để so sánh, các nhà nghiên cứu cũng đã trích dẫn một nghiên cứu năm 2008 khảo sát hiện tượng chó ăn cỏ. Theo đó, những con chó cũng không hề bị ốm trước khi chúng ăn cỏ. Nôn mửa cũng chỉ là một tác dụng phụ chứ không phải mục đích chính khi những con vật làm điều đó.

Ăn cỏ cũng không giúp chó bù đắp chất xơ hoặc sự thiếu hụt dinh dưỡng nào từ chế độ ăn thịt. Nhưng thậm chí, chó còn ăn cỏ nhiều hơn mèo.

Các nhà khoa học giải thích có thể từ các loài tổ tiên, mèo đã ít nhiễm ký sinh trùng hơn chó. Thói quen chôn phân của chúng cũng giúp giảm sự lây lan ký sinh trùng trong quần thể mèo.

Vậy để lũ mèo thực hiện được bản năng lành mạnh của mình một cách an toàn, các nhà khoa học khuyên chủ sở hữu nên mua hoặc trồng một số loại cỏ không độc trong nhà để phục vụ chúng.

Đôi khi, lũ mèo thiếu cỏ sẽ tìm một thứ gì đó thay thế như nhai và nuốt giấy vệ sinh hoặc cây cảnh. Nếu quan sát thấy điều này, bạn có thể giải quyết bằng cách thử cho chúng một vài nhánh cỏ. 

Cũng đừng quá lo lắng khi lũ mèo nôn ra sau đó, chỉ cần bạn cho chúng ăn cỏ không độc, mèo của bạn sẽ hoàn toàn ổn. 

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ vừa được trình bày tại hội nghị International Society for Applied Ethology diễn ra ở Na Uy.

Vì sao phải đề phòng bệnh đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ là bệnh "viêm kết mạc cấp tính", do vi khuẩn hoặc độc tố bệnh gây nên. Bệnh phát rất gấp, sau khi nhiễm vi khuẩn hoặc độc tố bệnh mấy giờ...

Tại sao tường kính mỏng hơn tường gạch nhưng lại giữ nhiệt tốt hơn?

Các vật liệu xây dựng tường ngoài phần lớn là bằng đá hoặc bằng gạch, hiện nay cũng thường dùng gạch bê tông hoặc các loại gạch rỗng, chúng không...

Tại sao ngày đầu năm gọi là "Nguyên đán"?

Hiện nay, ở Trung Quốc ngày mồng một tháng Giêng dương lịch hàng năm được gọi là ngày “Nguyên đán” (Ở Việt Nam, Nguyên đán là ngày mồng một tháng...

Tại sao vỏ cây bạch dương lại có màu trắng?

Những ai đến khu rừng lớn ở Đông Bắc sẽ bị cuốn hút bởi những rừng cây bạch dương thẳng tắp: với thân cây màu trắng, thêm vào đó có vô số những chiếc...

Gọi điện thoại mà có hiện tượng hồi âm là sao vậy?

Hiện tượng hồi âm thì ở đâu cũng có, khi ta nói to trong hang núi thì chỉ lát sau sẽ nghe vọng tới một loạt hồi âm. Nguyên do là tiếng nói truyền vào...

Vì sao khu vực Giang Hoài có bầu trời màu vàng?

Hằng năm vào tháng 6 - 7 là lúc mơ chín rộ. Vùng Giang Hoài, Trung Quốc thường xuất hiện những ngày mưa liên miên, rất ít gặp thời tiết sáng sủa, độ...

Tại sao người Nhật thích mặc Kimono?

Hoà Phục (quần áo Nhật Bản) là trang phục truyền thống của người Nhật Bản, người Nhật gọi nó là Kimono. Ở Nhật Bản, Kimono xuất hiện cho đến nay đã...

Vật liệu composite là gì?

Tính chất cơ bản và cẩn thiết của vật liệu mà phẩn lớn các sản phẩm cơ khí, chế tạo máy đòi hỏi là tính chịu nén, kéo, chịu ăn mòn và nhẹ. Qua nghiên...

Có phải rắn thè lưỡi ra để doạ người không?

Hầu hết tất cả các loài rắn đều có một cái lưỡi đỏ tươi và lại phân nhánh, còn được gọi là "xà tín".