Vì sao nói nước ngọt là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí báu?

Thế giới mà chúng ta sinh sống khắp nơi đều có sông ngòi, hồ biển, nước mưa và băng tuyết… Hễ mở vòi nước ra là đã có nước sạch. Nước tồn tại ở khắp nơi và bất cứ giờ nào. Song trong đó nước ngọt là nguồn tài nguyên vô cùng quí báu của Trái Đất, là nguồn tài nguyên không thể thiếu đối với cuộc sống con người và không gì có thể thay thế được.

Trong 9 hành tinh lớn của hệ Mặt Trời, duy nhất chỉ có nước trên Trái Đất tồn tại dưới ba trạng thái: thể rắn, thể lỏng và thể khí. Điều đó khiến cho Trái Đất có sự sống và có loài người. Trái Đất còn có tên “Quả cầu nước” vì trên bề mặt của nó 71% diện tích được nước bao phủ. Nhưng trong đó biển và nước mặn đã chiếm 97,5%. Nếu không kể các núi băng ở Bắc Cực và Nam Cực thì chỉ có tổng lượng nước ngọt là 0,26% trên toàn cầu.

Liên hợp quốc đã đưa ra một báo cáo chỉ rõ tổng lượng nước tiêu hao toàn thế giới ở thế kỉ XX đã tăng lên 6 lần. Hiệu suất tiêu hao nước ngọt trên toàn thế giới đã tăng lên 2,5%, cao gấp đôi tỉ lệ tăng trưởng dân số. Đến năm 2025 lượng nước cung cấp bình quân cho đầu người mỗi năm sẽ giảm đi 1/3.

Hiện nay toàn thế giới có hơn 100 quốc gia (trong đó bao gồm cả Trung Quốc) thiếu nước, 26 quốc gia thiếu nước nghiêm trọng, 40% dân số bị khổ vì thiếu nước. Hàng năm có 25 triệu người vì nước bị ô nhiễm mà chết, có 1 tỉ người không được dùng nước sạch.

Bắt đầu từ thập kỉ 70 của thế kỉ XX ở Châu Phi nạn hạn hán kéo dài liên tục 20 năm. Mặt đất bốc hơi, hoa màu chết khô, giếng nước, sông ngòi cạn kiệt dẫn đến đói khổ. Hàng năm có hàng nghìn, hàng vạn trẻ em vì dùng nước thải mà chết.

Các nước ở Vùng Vịnh có nguồn dầu mỏ chiếm 1/2 trữ lượng toàn cầu. Tuy dầu mỏ chảy thành sông, nhưng nước ngọt lại quí hơn dầu. Họ đành phải dùng dầu mỏ quí báu để chưng cất nước biển lấy nước ngọt, dùng những con tàu viễn dương lớn để chở nước khoáng. Nghe nói giá nước ngọt ở ả rập Xêut còn cao gấp hàng chục lần so với dầu thô, quả thực là nước quí hơn dầu.

Trừ Trung Đông và Châu Phi, những vùng vốn nguồn nước dồi dào như Nam Á, Braxin, Trung Mỹ cũng bắt đầu lo thiếu nước ngọt. Đông Âu, Mỹ, Nhật Bản cũng thường xuyên lo thiếu nguồn nước, lượng nước cung cấp không đủ. Ngay như Canađa, Nga là vùng đất rộng người thưa cũng bị uy hiếp thiếu nước. Trong cục diện quan hệ quốc tế toàn cầu, tình trạng cung cấp nước ngọt cũng là nhân tố ảnh hưởng quan trọng. Nước ngọt đã trở thành tài nguyên chiến lược vô cùng quí báu.

Nước đã tạo nên nền văn minh của nhân loại. Lịch sử văn minh của một bộ phận nhân loại chính là lịch sử con người đi theo quĩ đạo dòng nước – từ rừng núi ra sông, ra duyên hải và cuối cùng ra đại dương. Nhân loại ở thế kỉ XX đang đứng trước nguy cơ căng thẳng về nguồn năng lượng và vấn đề ô nhiễm môi trường. Vậy thế kỉ xxi nhân loại còn có thể đứng trước nguy cơ gì lớn hơn nữa? Nguy cơ nước sạch. Đó là nhận thức chung của các chuyên gia trên toàn thế giới.

Từ khoá: Nguy cơ nước ngọt.

1 + 1 = 1?

Ở toán học sơ cấp, chúng ta đã biết 1 + 1 = 2. Nhưng khi học đến hệ đếm cơ số 2 thì 1 + 1 = 10 mà không phải là 1 +1 = 2, bởi vì trong hệ đếm cơ số 2...

Tại sao khi máy bay từ Bắc Kinh đến Sans-Francisco lại phải bay qua vùng trời gần Alaska?

Một hành khách bay từ Bắc kinh đến Sans-Francisco, máy bay cất cánh tại sân bay lên chín tầng mây cao đến hàng vạn mét. Hành khách mới lần đầu đi máy...

Vì sao bốn mùa trong năm không dài như nhau?

Mỗi mùa trong năm không phải tròn trịa bằng số ngày một năm chia cho 4, mà được căn theo thời tiết phục vụ nhà nông. Vì thế, nó chẳng liên quan gì đến phép chia đều.

Cánh tay người máy tại sao có thể vận động linh hoạt

Với người máy, ngoài "bộ óc" thì tay và chân cũng có ý nghĩa quan trọng. Tay người máy phải mô phỏng được chức năng của ngón tay và bàn tay con người...

Tại sao khi đi xe đạp, xe không bị đổ?

Trong đời sống, chúng ta đều có kinh nghiệm như thế này: Một vật thể cần phải có ba điểm tựa mới có thể bình ổn chẳng hạn như máy chụp ảnh có giá ba...

Nói điện thoại càng to thì người nghe càng rõ có phải không?

Người hay gọi điện thoại có một thể nghiệm thế này, khi đối phương nghe không rõ thì ta thường là cao giọng lên để nói. Như vậy liệu đối phương có...

Tại sao kiến trúc của các nước khác nhau có đặc trưng về màu sắc khác nhau?

Các nước và thành phố khác nhau, kiến trúc của họ thường có màu sắc không giống nhau. Thành phố Roma của Italia có rất nhiều kiến trúc màu vàng vỏ...

Vì sao các kết cấu tam giác lại có tính ổn định cao?

Khi bạn ngồi lên ghế đẩu hoặc ghế tựa, nếu gặp phải chiếc ghế bị xộc xệch, tự nhiên là bạn sẽ tìm ít thanh gỗ để gia cố lại, thế nhưng ta cần đóng...

Vì sao titan được xem là "kim loại của hàng không vũ trụ"?

Việc dùng kim loại titan trong chế tạo máy bay được bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ XX. Khi nền công nghiệp hàng không và hàng không vũ trụ càng...