Vì sao vật liệu nanomet lại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển khoa học kỹ thuật?

Kỹ thuật nanomet xuất hiện vào những năm 80 của thế kỷ XX, do những tính chất kỳ lạ của vật liệu nanomet, là một trang mới trong kỹ thuật cao.

Trước hết nói về màu sắc: Bất kỳ là kim loại hay gốm, khi đã đạt đến trạng thái bột mịn nanomet đều có màu đen. Hai là khi kim loại chế tạo thành vật liệu nanomet, độ cứng sẽ tăng cao hơn nhiều lần, từ trạng thái dẫn điện tốt trở thành cách điện. Đồ gốm ở trạng thái nanomet khắc phục được tính giòn vốn có mà trở nên bền chắc, đập mạnh cũng không vỡ. Ngoài ra nhiệt độ nóng chảy của vật liệu nanomet càng giảm nhiều nếu đường kính hạt càng bé. Tính dẫn điện, từ tính, nội ứng lực cũng thay đổi rất nhiều ở vật liệu nanomet. Ví dụ sắt ở trạng thái nanomet có ứng lực chống đứt gãy tăng gấp 12 lần so với sắt thường. Vì có những đặc điểm như vậy nên vật liệu nanomet có những ứng dụng thực tế hết sức đặc biệt. Dùng vật liệu từ tính nanomet có thể chế tạo các băng từ có mật độ cao. Thuốc ở trạng thái nanomet có thể tiêm trực tiếp vào máu, có thể đưa trực tiếp vào các mạch máu có đường kính rất bé một cách thuận tiện. Chất xúc tác ở trạng thái nanomet đưa vào trong xăng dầu có thể tăng hiệu suất của động cơ đốt trong lên nhiều lần…

Nhưng việc sản xuất vật liệu nanomet còn gặp nhiều khó khăn vì dùng phương pháp nghiền rất khó đạt được trạng thái bột siêu mịn. Hiện tại người ta dùng một số phương pháp vật lý hoặc hoá học đặc biệt mới có thể gia công và tạo được những hạt mịn cỡ nanomet. Ví dụ với kim loại, người ta có thể cho kim loại vào bình kín chứa đầy khí trơ heli, gia nhiệt cho kim loại biến thành hơi. Làm lạnh, hơi kim loại trong bầu khí trơ heli sẽ thành khói kim loại đen như mồ hóng, ta có được bột mịn kim loại nanomet, ép thành màng, xử lý bằng thiêu kết, từ đó có thể chế tạo linh kiện bằng vật liệu nanomet. Các nhà khoa học còn dùng tia laze để cho bay hơi, ngưng kết chế được loại gốm từ những hạt có kích thước nanomet. Đương nhiên các phương pháp chế tạo này có giá thành cao, rất hạn chế cho việc áp dụng trong quy mô lớn. Để có thể ứng dụng được vào các lĩnh vực kỹ thuật cần phải vượt qua không ít khó khăn.

Vì sao khi ngủ không nên trùm chăn kín đầu?

Không ít người khi ngủ thường thích trùm chăn kín đầu và toàn thân, đặc biệt là khi sợ hãi hoặc trời quá lạnh. Đây một thói quen không tốt.

Tại sao các toà nhà chọc trời lại sợ nhất là hoả hoạn?

Trong các tai hoạ mà các toà nhà chọc trời gặp phải thương vong về người do hoả hoạn gây nên tương đối nhiều, tổn thất về của cải vật chất cũng cực kỳ...

Gan có tác dụng gì?

Nếu cơ thể là một xí nghiệp hóa chất liên hợp thì gan là nhà máy hóa chất quan trọng nhất. Bởi vì khi vận động, con người phải tiêu phí nhiều năng...

Vì sao cloetan có thể làm ngừng cơn đau?

Trên các sân bóng đá, chúng ta thường thấy hình ảnh một vận động viên đang chạy với tốc độ nhanh bị đối phương chèn ngã và bị thương. Nhân viên y tế...

Tại sao nói cáp treo là một biện pháp giao thông tốt trong tương lai?

Bạn đã đến thành phố núi Trùng Khánh chưa? Thành phố này nằm ở chỗ hợp lưu của hai con sông Trường Giang và sông Gia Lăng, là một thành phố bán đảo,...

Tại sao xe lửa cần chạy trên đường ray?

Một ô tô tải nếu đỗ trên mặt đường đá vụn, 15 người mới đẩy nó đi được. Nhưng nếu một toa xe lửa có cùng trọng lượng đỗ trên đường ray thép, chỉ 2...

Tại sao khi mỗi độ thu về thì lá cây xanh lại ngả màu vàng và rơi rụng?

Xưa nay vẫn cho rằng vì mùa thu khô ráo dẫn đến lá bị mất nước. Nhưng các nhà khoa học mới đây phát hiện ra rằng: sự biến màu của các lá cây có quan...

Vì sao trên biển nhiệt đới sản sinh gió lốc?

Hằng năm vào mùa gió lốc (áp thấp hay xoáy thuận) nếu chú ý nghe tin Đài phát thanh chắc chắn bạn sẽ phát hiện: gió lốc thường sản sinh trên biển Thái...

Sự thật về các "học giả đần"

Bạn đã nghe nói về “học giả đần” chưa? Có lẽ bạn sẽ coi là chuyện bịa. Rõ ràng “đần” và “học giả” là hai khái niệm hoàn toàn đối lập, đã ngu đần thì...