Tại sao có một số cây lại phát sáng?

Mùa hè, trong rừng và trên những thảm cỏ ta thường thấy những con đom đóm bay lượn phát sáng, đó là hiện tượng phát sáng sinh vật mà mọi người đều biết. Thế nhưng thực vật cũng phát sáng thì bạn đã bao giờ nhìn thấy chưa? Đi dọc hai ven hồ, chúng ta có thể nhìn thấy những cành liễu vào ban ngày không hề làm mọi người chú ý, nhưng đến tối ta mới phát hiện có những ánh sáng lập lòe phát ra rất thần bí.

Các cây liễu bình thường đó làm sao có thể phát ra ánh sáng được cơ chứ?

Sau khi nghiên cứu, cuối cùng người ta cũng tìm ra được lời giải đáp. Hóa ra sự phát sáng không phải do bản thân cây, mà là do một loại chân khuẩn kí sinh trên cây, các tổ chức dạng sợi của chân khuẩn có khả năng phát sáng, và được gọi là khuẩn phát sáng. Loại khuẩn này chuyên tìm chỗ cư trú trên các thân cây, khá phổ biến ở Tô Châu, Chiết Giang và An Huy, chúng hút chất dinh dưỡng của cây đến khi no rồi phát sáng, chỉ vì ban ngày có ánh sáng Mặt Trời nên mọi người khó nhìn thấy.

Nếu bạn là một thủy thủ, trong đêm tối mịt mù, có khi sẽ nhìn thấy những ánh sáng trắng hay xanh trên mặt biển, thường được gọi là đốm lửa biển, những thợ lặn khi lặn sâu xuống đáy biển cũng sẽ thấy những ánh lửa lung linh như ánh sao trên trời. Hóa ra đây là ánh sáng của những quần thể sinh vật sống ở biển như loài tảo biển, các vi khuẩn và cả các quần thể động vật nhỏ.

Năm 1990 trong cuộc triển lãm quốc tế ở Pari, có một gian triển lãm không hề thắp đèn nhưng vẫn sáng trưng. Đó là ánh sáng phát ra từ những vi khuẩn được nuôi dưỡng trong bình thủy tinh, khiến mọi người không ngớt lời thán phục.

Tại sao thực vật lại phát sáng? Là vì trong cơ thể thực vật có một chất được gọi là huỳnh quang và men huỳnh quang. Trong quá trình sinh sôi, xảy ra sự oxi hóa, chất huỳnh quang sẽ bị oxi hóa dưới tác dụng của men, đồng thời sản ra năng lượng, hình thức năng lượng thể hiện ánh sáng ra ngoài chính là ánh sáng sinh vật mà ta thấy.

Ánh sáng sinh vật là loại ánh sáng lạnh, cường độ bức xạ thấp nhưng hiệu suất phát sáng cao (95% năng lượng chuyển thành ánh sáng), hơn nữa ánh sáng rất dịu. Các nhà khoa học dựa vào nguyên lý phát sáng của sinh vật mà chế tạo ra rất nhiều nguồn sáng mới có hiệu quả cao.

Tại sao cây đay lại có sản lượng cao khi trồng ở phía Bắc?

Cây đay thân cao 2 – 5 m, có bộ phận nhẫn bì phát triển, có thể đan làm túi đay. Cây đay vốn sinh trưởng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của Đông Nam...

Vì sao cơ thể người không thể thiếu men, enzim?

Mời các bạn tiến hành một thí nghiệm lý thú sau đây. Cho một hai giọt cồn iot vào một bát nước cháo, lập tức trong bát cháo sẽ xuất hiện màu lam, đó...

Các kinh, vĩ độ trên Trái Đất được xác định như thế nào?

Mở một trang bản đồ hoặc quay quả Địa Cầu đặt bàn, bạn sẽ thấy trên đó có những đường vạch ngang dọc rất quy chuẩn. Có đường là thẳng, có đường cong,...

Vì sao nhiệt độ giữa miền Bắc và miền Nam Trung Quốc chênh lệch khác nhau theo mùa?

Ở Bán cầu Bắc Trung Quốc, mùa đông thường có Mặt Trời chiếu sáng, tất cả là chiếu nghiêng.

Tại sao cần phải xây cầu chuyển động?

Cầu chuyển động còn gọi là "cầu mở" hay "cầu đóng mở", nó có cái tên như vậy bởi vì mặt cầu có thể chuyển động được. Có rất nhiều kiểu cầu chuyển...

Tại sao khi dùng điện thoại di động lại thường có hiện tượng âm thanh chậm chờn?

Người ta khi dùng điện thoại di động, có lúc xảy ra hiện tượng điện thoại bị ngắt, lời nói không rõ hoặc máy dò không thu được tín hiệu. Nguyên nhân...

Tại sao trên nóc xe điện bánh hơi lại có cần gạt?

Nói đến tàu điện bánh hơi (hay xe điện bánh hơi), chắc rằng không ai cảm thấy lạ lẫm, điều làm cho người ta chú ý nhất, đương nhiên là cái cần gạt...

Thế nào gọi là năm "can, chi"?

Bạn đã xem qua bộ phim "Gió mưa Giáp Ngọ"? Hoặc đã đọc qua các sách "Sự biến Mậu Tuất" và "Cách mạng Tân Hợi" chưa?

Làm thế nào để tranh sơn dầu hết đen?

Phòng triển lãm trưng bày nhiều bức họa vẽ cảnh tuyết bay, khoác lên vạn vật một màu trắng sống động. Nhưng sau nhiều năm, màu tuyết xỉn dần, tranh...