Vì sao không thể giết hết rắn độc và mãnh thú?

Chúng ta đã biết thế nào là chuỗi thức ăn. Vấn đề này cũng rất dễ hiểu. Bất cứ loài rắn độc hay mãnh thú nào cũng đều là một khâu trong chuỗi thức ăn của giới tự nhiên, bắt giết chúng đều là phá hoại sự cân bằng của hệ thống sinh thái.

Cao nguyên Khaipapu ở thung lũng Bắc Lộc nước Mỹ, diện tích khoảng 1.100 km2. Ở đó cây cối rậm rạp, đủ để cung cấp thức ăn dồi dào cho 4.000 hươu lộc, nhưng hươu lộc bị sư tử và loài báo Châu Mỹ ăn thịt cho nên hệ thống sinh thái ở đó nằm trong trạng thái cân bằng động. Năm 1907, cao nguyên này nằm trong vùng bảo tồn hươu lộc của vùng Arizona nên người ta khuyến khích săn bắt các loài động vật ăn thịt, do đó cao nguyên biến thành khu săn bắn. Sau 15 năm, loài động vật ăn thịt cơ bản biến mất ở vùng này. Đồng thời số lượng đàn hươu lộc không ngừng tăng lên, đến năm 1924 đạt khoảng 10 vạn con. Do hươu lộc nhiều nên cây cối bị phá hoại rất nghiêm trọng. Kết quả chỉ qua hai mùa đông có khoảng 6 vạn con hươu bị chết đói. Vì lá cây bị ăn quá mức, cho nên tuy số hươu lộc đã giảm nhiều nhưng cây vẫn chưa khôi phục lại được. Tuy chỉ mất 15 năm để tiêu diệt loài động vật ăn thịt, nhưng hệ thống sinh thái ở khu vực này phải mất rất nhiều năm mới có thể khôi phục lại được. Vì vậy số lượng của mỗi loài sinh vật trong tự nhiên đều tồn tại theo một quy luật nhất định. Cố ý phá quy luật này sẽ đem lại hậu quả không lường được.

Đối với rắn cũng như vậy, vì con người rất sợ và ghét rắn, song vì thịt rắn ngon, lại có giá trị dược phẩm cao, nên loài người luôn tìm cách săn bắt rắn. Rắn lại là thiên địch chủ yếu của chuột. Số lượng rắn giảm thấp, hậu quả trực tiếp là số lượng chuột tăng lên. Vì chuột là loài ranh mãnh, sống chui rúc nên khó tiêu diệt. Cộng thêm loài chuột sinh đẻ rất nhanh, nên giết không xuể. Sự nguy hại của loài chuột đối với con người là rất nặng nề, không những chúng phá hoại mùa màng, ăn thóc, cắn đứt dây điện mà còn truyền bệnh dịch hạch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.

Cho nên dù là rắn độc hay mãnh thú, trong việc bảo vệ cân bằng sinh thái, chúng đều có tác dụng vô cùng quan trọng. Chúng ta không thể chỉ dựa vào cảm tính mà tiêu diệt chúng. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, năng lực cải tạo thiên nhiên của con người ngày càng lớn, nhưng nếu không hành động theo quy luật tự nhiên thì kết quả sẽ chuốc lấy thất bại.

Từ khoá: Chuỗi thức ăn; Cân bằng sinh thái; Thiên địch.

Tại sao có thể dùng băng từ để ghi và phát lại âm thanh và hình ảnh?

Khi ghi âm hay ghi hình, thông qua micro hoặc thông qua máy quay phim, ta thấy trước tiên âm thanh và hình ảnh sẽ được biến thành tín hiệu điện.

Tốc độ chuyển động của 9 hành tinh lớn trong hệ Mặt trời là bằng bao nhiêu?

Tuỳ thuộc vào lực hấp dẫn và khoảng cách của chín hành tinh trong hệ Mặt trời với Mặt trời mà các hành tinh có chu kỳ và dạng quỹ đạo elip khi chuyển...

Buôn bán nô lệ có từ khi nào?

Buôn bán nô lệ là màn khởi xướng của người Bồ Đào Nha. Khi đó bọn thực dân châu Âu xây dựng rất nhiều trang trại và các mỏ vàng ở châu Mỹ để khai thác...

Vì sao không nên đứng lâu ở những ngã tư giao thông tấp nập?

Các ngã tư thành phố xe cộ qua lại nhộn nhịp, người thưa thớt, do đó thường hấp dẫn những người đi bộ dừng lại ở đây, có người còn mang theo cả trẻ...

Vì sao độ nóng và độ lạnh ở Bắc bán cầu biến đổi lớn hơn Nam bán cầu?

Trong một năm nhiệt lượng ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống Bắc bán cầu và Nam bán cầu gần như nhau. Điểm khác nhau chỉ là mùa hè ở Bắc bán cầu ít hơn mùa...

Tia vũ trụ là gì?

Thế giới tự nhiên mở ra trước mắt ta một cảnh tượng muôn màu, muôn vẻ. Các tia từ khắp chốn trong không gian bắn về Trái Đất, đưa lại cho ta chiếc...

Vì sao vàng lại được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật?

Vàng thuộc vương quốc của các kim loại con cưng. Từ xưa đến nay, vàng được dùng đúc tiền quý, được chế tác thành các đồ nữ trang quý giá.

Con dế có kêu bằng miệng không?

Buối tối mùa thu, trong lùm cỏ, dưới góc tường thường sẽ phát ra tiếng "tuýt! tuýt!", đây là tiếng kêu của con dế - loài côn trùng mà các bạn nhỏ rất thích.

Vì sao mắt người lại mọc phía trước mặt?

Nhiều người nghĩ, nếu mắt người mọc ở những chỗ khác trên cơ thể thì có lẽ sẽ hay hơn. Cách nói đó có đúng không? Các nhà khoa học đã giải đáp vấn đề...