Vì sao bà con gần không thể lấy nhau?

Tác phẩm văn học nổi tiếng "Hồng Lâu Mộng" miêu tả tỉ mỉ mối tình giữa Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa. Câu chuyện làm xúc động lòng người, nhưng họ là những người bà con có quan hệ huyết thống nên việc lấy nhau là không thích hợp.

Trong 23 đôi nhiễm sắc thể của con người, có khoảng 10 vạn gene di truyền, với hơn 1.000 gene có vấn đề tiềm ẩn (có thể gây bệnh). Nếu hai bên bố mẹ có 23 đôi nhiễm sắc thể mang gene gây bệnh giống nhau, đời con sẽ mang bệnh. Nếu chỉ một trong hai bên bố mẹ mang gene gây bệnh thì đời con chỉ tiềm ẩn bệnh đó mà không phát ra, cho nên con không có bệnh.

Trong trường hợp bình thường, mỗi người chỉ có 5-6 đôi nhiễm sắc thể giống nhau trong số hơn 1.000 gene gây bệnh tiềm ẩn, cho nên hai người không phải bà con kết hôn có rất ít cơ hội cùng mang gene di truyền tiềm ẩn giống nhau. Do đó, bệnh di truyền mang tính tiềm ẩn này rất ít gặp, tỷ lệ phát bệnh chỉ là một phần mấy vạn, thậm chí một phần mười mấy vạn mà thôi.

Nhưng nếu vợ chồng là bà con gần thì tình hình lại không còn như thế nữa. Nếu họ có chung ông bà nội (hoặc ông bà ngoại) thì từ ông bà nội (hoặc ông bà ngoại) qua mẹ (hoặc bố) đến bản thân họ, số gene gây bệnh tiềm ẩn giống nhau ở 2 vợ chồng đã tăng lên rất nhiều so với những người không có ông bà nội (ngoại) chung. Như vậy, cơ hội gặp nhau giữa những cặp nhân gây bệnh tiềm ẩn trong bản thân đứa con sau này sẽ tăng lên gấp bội. Vì vậy, khả năng con bị bệnh di truyền là khó tránh khỏi.

Do đó, luật pháp Trung Quốc quy định không cho phép kết hôn giữa những người thân thích với nhau, chủ yếu là giữa những người trong vòng ba đời, ví dụ anh em họ hoặc anh em chung ông bà nội, ngoại.

1 + 1 = 1?

Ở toán học sơ cấp, chúng ta đã biết 1 + 1 = 2. Nhưng khi học đến hệ đếm cơ số 2 thì 1 + 1 = 10 mà không phải là 1 +1 = 2, bởi vì trong hệ đếm cơ số 2...

Vì sao phải bảo vệ nước ngầm?

Bảo vệ nước ngầm chính là bảo vệ môi trường sinh tồn của chúng ta, vì trong cuộc sống hiện nay nước ngầm là nguồn nước cung cấp quan trọng cho cuộc...

Vì sao lại có “hàng rào xanh”?

Mọi người đều đã nghe nói về hàng rào mậu dịch. Hàng rào mậu dịch là chỉ trong quan hệ mậu dịch quốc tế, những nước nhập khẩu vì lợi ích của nước mình...

Có đúng là nhiều người sinh ra với ba con mắt?

Theo cách hiểu thông thường thì điều này sai. Tuy nhiên, theo cách hiểu rộng rãi và khoa học thì thô ng thường mỗi người có một "con mắt thứ ba" nằm ở...

Tại sao túi của loài động vật có túi lại có cái ở phía trước, có cái ở phía sau?

Loài động vật có túi là một loài động vật có vú bậc thấp, ví dụ như chuột túi, gấu túi, chồn túi, chó sói túi, v.v..

Con người có thể đi được trên mặt nước không?

Trong tiểu thuyết võ hiệp thường xuất hiện những nhân vật được miêu tả có võ công điêu luyện như phi thân chạy trên mặt nước mà không bị chìm.

Tại sao thực vật lại có nhiều mùi vị khác nhau như vậy?

Hàng ngày, chúng ta ăn các loại thực vật, chúng có mùi vị khác nhau. Đó là vì trong mỗi tế bào của chúng có các chất hóa học khác nhau.

Có phải côn trùng hình gáo là những côn trùng có ích không?

Côn trùng hình gáo là một thành viên có hình dáng rất kì lạ trong vương quốc côn trùng. Chúng giống như nửa quả bóng cao su bị cắt làm hai, hay giống như một cái gáo nước nhỏ, vì thế, côn trùng hình gáo có được cái tên như vậy.

Loài nấm tại sao lại không có rễ?

Loài nấm như nấm rơm, nấm hương..