Vì sao phải thí nghiệm động vật trên vũ trụ?

Trước khi con người bay lên vũ trụ, để thăm dò con người ở trong vũ trụ gặp phải những vấn đề gì, trước hết người ta phải đưa loài vật lên làm thí nghiệm.

Mỹ và Liên Xô từ sau đại chiến thế giới thứ hai đều bắt đầu phóng vệ tinh chở động vật lên làm thí nghiệm. Từ tháng 6 năm 1948 - tháng 9 năm 1949 Mỹ đã dùng tên lửa "V-2" bốn lần đưa khỉ lên độ cao hơn 60 km. Tháng 5 năm 1952 Mỹ lại tiếp tục phóng tên lửa sinh vật, trong đó mang hai con khỉ lên. Liên Xô trước đây trong vòng 10 năm từ 1949 - 1958 tổng cộng phóng 31 lần tên lửa, mang 42 con chó vào không trung. Mục đích những thí nghiệm này đều nhằm tìm hiểu động vật có thể chịu đựng được gia tốc bao nhiêu.

Động vật thực sự mở đường tiên phong đi vào vũ trụ là chó Laika. Ngày 3 tháng 11 năm 1957 Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo thứ hai mang tên "Người bạn lữ hành số 2", trong khoang của vệ tinh này mang theo con chó Laika. Vì hồi đó chưa thể khiến cho vệ tinh quay trở về nên con chó Laika sau khi đưa vào vũ trụ ngày thứ sáu thì chết. Ba năm sau, tháng 8 năm 1960 vệ tinh "Người bạn lữ hành số 5" lại mang theo hai con chó bay lên vũ trụ. Sau hai ngày hai đêm chúng bình yên trở về Trái Đất.

Nước Mỹ bắt đầu từ tháng 12 năm 1959 cũng đã nhiều lần dùng vệ tinh ""Thuỷ tinh" (Mercury) dạng con tàu vũ trụ mang khỉ và hắc tinh tinh vào vũ trụ. Những thí nghiệm này đều chứng tỏ động vật hoàn toàn có thể thích ứng với môi trường cuộc sống trong vũ trụ, giải toả được nỗi lo lắng đưa con người vào vũ trụ.

Trung Quốc bắt đầu từ những năm 60 đã phóng tên lửa mang sinh vật. Chuột bạch lớn, chuột bạch con và chó trở thành các đối tượng thí nghiệm. Vệ tinh hồi quyển của Trung Quốc cũng đã nhiều lần mang các động vật du hành trong vũ trụ. Thực nghiệm vũ trụ đối với các loại động vật này đã đặt nền móng tốt đẹp để Trung Quốc phóng vệ tinh mang người.

Tham gia vào đội quân thí nghiệm trong vũ trụ còn có các loài như cá, cây dây leo có quả, kiến, cóc, nhái. Chúng đều có những cống hiến to lớn cho công việc chinh phục vũ trụ của con người. Sự thí nghiệm thành công những động vật này đã đẩy nhanh thời đại con người bay vào vũ trụ.

Vì sao hãy còn ít các nhà toán học nữ?

Từ khi xã hội loài người chuyển từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ, các nước trên thế giới thịnh hành tâm lí “nam giới là cao quí, nữ giới là thấp...

Tại sao hạt dưa hấu lại không nảy mầm trong quả được?

Mùa hè là mùa dưa hấu chín rộ, những đoàn xe, thuyền chở đầy ắp dưa từ nơi trồng trọt lũ lượt vào trong thành phố. Điều thú vị là trên đường vận...

Tại sao trong phòng chật kín người bạn không nghe thấy tiếng vọng?

Khi ở trong một gian phòng lớn, nếu không có người, bạn sẽ nghe tiếng vọng rõ mồn một. Nguyên nhân là do âm thanh bị các bức tường xung quanh phản xạ trở lại, đó chính là hiện tượng phản xạ âm thanh.

Vì sao trong hệ Mặt trời lại có nhiều tiểu hành tinh đến thế?

Trong hệ Mặt Trời có những gì? Một nhà thiên văn đã từng trả lời một cách khéo léo là: "Một họ đại hành tinh, một họ tiểu hành tinh". Câu nói này đã...

Vì sao nhìn màu xanh nhiều có lợi cho mắt?

Các vật chung quanh muôn màu, muôn sắc, làm cho vạn vật tươi đẹp và rõ ràng, khiến cho con người nảy sinh tình cảm và hứng thú khác nhau.

Tại sao Trung tâm văn hoá nghệ thuật Pompidou được xây dựng như một nhà máy?

Trung tâm Văn hoá nghệ thuật Pompidou<a epub:type="noteref" href="Endnotes.xhtml#n14" title="Georgé Pompidou (1911 - 1974), làm Tổng thống cộng hoà...

Tại sao loài chim lại có thể trở thành "kẻ thù" của máy bay phản lực?

Máy bay cất cánh và hạ cánh đương nhiên cần phải có sân bay. Trong quá trình xây dựng sân bay, ngoài các trang thiết bị cần thiết, còn phải chú ý một...

Trung Quốc có tất cả bao nhiêu hoàng đế?

Mọi người đều biết rằng những kẻ thống trị ở ngôi cao nhất trong xã hội phong kiến Trung Quốc được gọi là “hoàng đế”. Danh hiệu này là do Tẩn Thuỷ...

Vì sao phải quan trắc khí tượng Nam Cực?

Bắt đầu từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Mỹ, Liên Xô cũ đã xây dựng các trạm quan trắc khí tượng ở Nam Cực để đo đạc các yếu tố khí tượng ở đó.