Vì sao ban ngày gió thường to hơn ban đêm?

Ta đều có kinh nghiệm sau: trong một ngày, gió ban ngày thường mạnh hơn gió ban đêm. Đó là vì sao? Đó là vì ban ngày được ánh nắng Mặt Trời chiếu rọi, mặt đất nhiều chỗ nhiệt lượng không đồng đều, khiến cho nhiệt lượng lớp không khí gần mặt đất cao thấp khác nhau. Chỗ nhiệt độ cao, không khí bốc lên, chỗ nhiệt độ thấp không khí lắng xuống. Như vậy sẽ phát sinh giao lưu giữa hai tầng không khí trên dưới. Đêm đến sau khi Mặt Trời lặn, mặt đất dần dần nguội lạnh, tạo nên hiện tượng nhiệt độ không khí giảm dần theo chiều cao, do đó lớp không khí gần mặt đất có kết cấu ổn định, ngăn cản không khí trên dưới giao lưu.

Như ta đã biết, nói chung tốc độ gió trên cao thường lớn hơn dưới thấp. Khi không khí trên cao giao lưu với nhau thì lớp không khí trên cao chuyển động nhanh hơn và lắng xuống phía dưới, vì vậy sẽ thúc đẩy tốc độ gió ở dưới tăng lên, cho nên tốc độ gió ban ngày tương đối mạnh.

Sau khi Mặt Trời lặn xuống, nhiệt độ mặt đất bắt đầu giảm, tác dụng giao lưu của hai tầng không khí trên dưới cũng yếu dần. Lớp không khí gần mặt đất tốc độ nhỏ bị lớp không khí phía trên lấn xuống cho nên gió cũng yếu dần.

Nhưng cũng có lúc có hiện tượng ban đêm gió mạnh. Ví dụ ở phương Bắc Trung Quốc có luồng gió lạnh tràn xuống phía nam, khi mũi của luồng không khí lạnh này đến vào đúng ban đêm thì chỗ đó sẽ có gió mạnh hơn ban ngày.

Vì vậy trong điều kiện không bị ảnh hưởng của hệ thống thời tiết thì nói chung ban ngày gió mạnh hơn ban đêm.

Có người cho rằng ban đêm gió mạnh hơn ban ngày, đó là vì cảm giác sai, vì ban đêm yên tĩnh hơn ban ngày, cho nên tiếng gió thổi nghe rõ hơn, khiến cho ta có cảm giác gió mạnh hơn ban ngày.

Hương liệu từ đâu mà có?

Ở Trung Quốc, hương liệu đã sử dụng khá phổ biến từ thời nhà Ân, nhà Thương, nhà Chu (khoảng 3000 năm trước). Trong các mỹ phẩm trang điểm của phụ nữ...

Sử dụng mĩ phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Lịch sử sử dụng mĩ phẩm đã có từ rất lâu đời. Thế kỉ V trước Công nguyên, nhiều nghi thức tôn giáo đã dùng kem thơm để bôi người, thậm chí dùng nó để...

Tại sao nên lấy mủ cao su vào sáng sớm?

Cây cao su là loại cây trồng nhiệt đới đòi hỏi kĩ thuật quản lí rất cao, không những về quản lí chăm bón phải có qui trình kĩ thuật, mà cạo mủ cũng có...

Tại sao gà thích ăn sỏi?

Đối với gà mà nói thì hạt thóc, hạt mạch... có thể được coi là "sơn hào hải vị" của chúng. Tuy nhiên, cho dù bạn dùng những thức ăn này để nuôi chúng, chúng vẫn thích mổ đông bới tây để tìm ăn những hạt sỏi và hạt cát.

Trong tương lai chúng ta dùng vật liệu gì để làm nhà?

Trong tương lai chúng ta sẽ dùng vật liệu gì để làm nhà? Ngày càng nhiều các vật liệu và kỹ thuật mới được khai phá. Một loại kỹ thuật gia công mới có...

Tại sao tấm lợp thủy tinh thép phải làm thành hình lượn sóng?

Tấm lợp thuỷ tinh thép là một vật liệu xây dựng nhẹ, nửa trong suốt được chế tạo bằng cách dùng vải sợi thuỷ tinh làm lớp gốc, sau đó phết lên một lớp...

Hộp thư thoại có đúng là đưa tiếng nói vào hộp thư không?

Bạn đã nghe thấy chuyện thế này chưa? Gửi thư không cần phong bì tem và thùng thư, "thư từ" không cần dùng tay viết ra giấy, chỉ cần nói ra nội dung...

Tại sao trong thực vật lại có điện?

Nói trong cơ thể thực vật có điện, bạn có thấy kỳ lạ không? Thực vật và động vật đều là những sinh vật sống. Cuộc sống của thực vật có khi có thể sản...

Tại sao cây mía phần gốc lại ngọt?

Thường có câu nói “gốc của cây mía ngọt, càng gần gốc càng ngon”. Thực ra, nửa phần trên cây mía không ngọt bằng nửa dưới của cây, đặc biệt là phần...