Vì sao đất đai có thể làm sạch ô nhiễm?

Con người trong quá trình sản xuất và những hoạt động khác đã sản sinh ra các chất gây ô nhiễm. Những chất này thâm nhập vào trong đất và tích lũy đến một mức độ nhất định sẽ gây nên ô nhiễm đất.

Mỗi hệ thống sinh thái đều có khả năng tự làm sạch nhất định đối với chất ô nhiễm. Hệ thống sinh thái đất cũng không ngoại lệ.

Từ bề ngoài mà xét, đất đai hầu như rất bình lặng, yên tĩnh. Thực ra trong đất luôn diễn ra những quá trình vật lí, hóa học và sinh vật học, liên tục phân giải, hợp thành, hấp thụ và giải phóng. Vì vậy đất đai hoạt động và biến đổi không ngừng. Trong đất có nhiều loài vi sinh vật sinh sống. Tuy nhỏ bé nhưng khả năng của các loài vi sinh vật rất tài giỏi. Chúng phân bố rất rộng, chủng loài nhiều, sinh sôi nảy nở nhanh, hấp thu và đào thải mạnh mẽ, vì vậy mà năng lực làm sạch môi trường của chúng rất lớn. Theo thống kê, trong đất của mỗi mẫu đất khô có từ 70 đến 130 kg vi sinh vật. Khi có các vật ô nhiễm chúng còn có thể sản sinh ra những vi sinh vật có biệt tài “đối phó” với các chất ô nhiễm này. Các vi sinh vật trong đất có vi khuẩn, các loài khuẩn có năng lực phân giải các chất hữu cơ rất lớn. Các nhà khoa học thông qua thí nghiệm đã xác định được: các vi sinh vật trong phạm vi 1 km2 có thể hấp thu 30 tấn chất hữu cơ, trong đó 1/3 được chuyển hóa thành những chất hữu cơ của đất, còn lại 2/3 được phân giải thành những chất vô cơ, làm cho rễ của thực vật có thể hấp thụ được. Vi sinh vật trong đất không những có thể hấp thu và oxit hóa để phân giải các chất hữu cơ phức tạp mà còn có thể hấp thu và lợi dụng các chất vô cơ. Vì vậy chúng là đội quân chủ lực để làm sạch các chất ô nhiễm trong đất.

Khi có kim loại nặng làm ô nhiễm đất, các chất làm gỉ trong đất và các tập đoàn dưới dạng từng hạt sẽ hấp thu chúng, khiến cho tính độc ở trong các kim loại giảm xuống. Sau đó bộ rễ của thực vật sẽ hấp thu những kim loại nặng này khiến cho nó biến thành các thành phần tổ hợp nên thân cây, từ đó mà dần dần xóa bỏ được tình trạng đất bị ô nhiễm kim loại nặng. Đồng thời trong đất còn chứa một số tạp chất như axit, kiềm, muối. Chúng sẽ phản ứng với các tạp chất biến thành các chất khác, làm giảm thấp những chất có độc trong môi trường.

Tuy nhiên năng lực đất làm sạch ô nhiễm cũng chỉ có hạn. Khi một lượng lớn tạp chất có độc hại thâm nhập vào đất vượt quá năng lực tiêu hủy và hấp thu của đất thì các vật ô nhiễm sẽ giữ lại tính chất hóa học vốn có của nó, lúc đó tính chất của đất sẽ phát sinh biến đổi khá lớn, thậm chí khiến cho sinh mệnh và cuộc sống của các vi sinh vật trong đất bị khống chế và tiêu diệt.

Từ khoá: Ô nhiễm đất; Tự làm sạch; Vi sinh vật.

Sự thật về các "học giả đần"

Bạn đã nghe nói về “học giả đần” chưa? Có lẽ bạn sẽ coi là chuyện bịa. Rõ ràng “đần” và “học giả” là hai khái niệm hoàn toàn đối lập, đã ngu đần thì...

Tại sao dấm có tác dụng "bảo vệ sức khỏe" cho cây trồng?

Cây trồng trong quá trình sinh trưởng không chỉ cần các điều kiện cơ bản không khí, nước, ánh sáng, nhiệt độ..

Vì sao căn cứ hướng gió lại có thể phán đoán được phương vị của trung tâm cơn lốc?

Những thuyền viên và ngư dân đánh cá trên biển lâu đời đều có kinh nghiệm phong phú. Để đối phó với gió lốc (áp thấp), họ thường căn cứ vào hướng gió...

Bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông được phân chia như thế nào?

Nhiều người sống ở vùng ôn đới đều biết rõ đặc trưng của bốn mùa. Mùa xuân ấm áp hoa nở khắp nơi, mùa hè nóng nực, mùa thu mát mẻ, mùa đông giá rét.

Vệ tinh nhân tạo có rơi xuống không?

Vệ tinh nhân tạo chuyển động trên quỹ đạo vũ trụ theo dự định, nói chung sẽ không rơi xuống, vì lực hấp dẫn của Trái Đất và lực ly tâm của vệ tinh...

Đảo hình thành như thế nào?

Nằm xa lắc ngoài khơi, một hòn đảo xinh đẹp với cây cối xanh rờn nhưng cô độc giữa bốn bề nước mênh mông. Cách nó hàng trăm km, một vòng tròn san hô...

Dân tộc Hán đã hình thành như thế nào?

Dân tộc Hán là dân tộc có nhân khẩu đông nhất và diện tích phân bố rộng nhất ở Trung Quốc. Nguồn gốc của dân tộc này có thể truy ngược lên đến thời cổ...

Đứng trước tình trạng nhiệt độ toàn cầu tăng lên, chúng ta phải có biện pháp gì?

Các nhà khoa học đã đưa ra hai biện pháp “thích ứng” và “hạn chế”. Thích ứng chính là áp dụng mọi biện pháp để thích ứng với sự thay đổi của khí hậu,...

Vì sao từ trên cao nhìn xuống, ta cảm thấy hồi hộp và tay chân yếu đi?

Khi xem người biểu diễn "tiếp xúc với điện", ta liền tránh ra. Khi trong lòng nghĩ đến những chuyện vui trước đây, ta bỗng sung sướng cười lên; khi...