Vì sao cùng xuất phát từ một nhóm số liệu có thể vẽ các đồ thị khác nhau?

Trong thực tế nhiều khi người ta cần dùng đồ thị để biểu diễn diễn biến sự việc theo một số số liệu bằng cách nào đó. Đó là phương pháp dùng đồ thị để biểu đạt một số mặt thực nào đó của sự việc.

Vì vậy với cùng một nhóm số liệu, tuỳ thuộc yêu cầu thực tiễn mà người ta có thể biểu đạt một mặt thực nào đó của sự việc; nói cách khác từ cùng một nhóm số liệu tuỳ theo yêu cầu, ta có thể vẽ các đồ thị khác nhau. Ta thử xét một ví dụ sau đây:

Một nhà máy nọ do 5 chủ đầu tư và nhà máy có 100 công nhân. Thu thập của các nhà đầu tư và công nhân được trình bày trong bảng sau đây:

Các ông chủ dùng bảng số liệu này để vẽ các đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc về việc tăng thu nhập của chủ đầu tư và tiền lương công nhân trong ba năm. Theo đồ thị này thì hình như lợi nhuận của chủ đầu tư tăng song song với tiền lương của công nhân, là trong cảnh “có phước cùng hưởng có nạn cùng chịu” và công nhân cần chấp nhận thoải mái tình trạng hiện có. Vì vậy rõ ràng đồ thị loại trên là hợp ý với các ông chủ (hình 1).

Tổ chức công đoàn cũng dựa vào bảng số liệu này vẽ nên đồ thị biểu diễn sự tăng trưởng của lợi nhuận các nhà đầu tư và tình hình tăng tiền lương của công nhân trong các năm đó.

Như trên hình 2 (lấy năm 1990 là 100%). Theo đồ thị này tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của nhà đầu tư lớn hơn tốc độ tăng tiền lương của công nhân. Công đoàn đã nhằm lợi ích của công nhân để vẽ nên đồ thị này cho dù cùng xuất phát từ một nhóm số liệu. Hình 2 là hình biểu đạt lợi ích của công nhân so với nhà đầu tư.

Một công nhân nào đó cũng dựa vào bảng số liệu này vẽ đồ thị so sánh mức tăng trưởng thu nhập của nhà đầu tư và của công nhân trong các năm tương ứng như trên hình 3.

Hình 3 chứng tỏ lợi nhuận của từng ông chủ tăng lớn hơn nhiều so với mức thu nhập cá nhân của từng công nhân hàng năm. Mức tăng thu nhập hằng năm của hai bên cách biệt hàng chục lần. Vì vậy công nhân phải vì lợi ích bản thân mình đấu tranh với chủ để đòi tăng lương. Đồ thị này phù hợp với công nhân và vì mục đích phục vụ lợi ích của giới làm công.

Ba đồ thị đều vẽ đúng, chỉ có phục vụ các mục đích khác nhau, và đều có lí. Đúng như người ta nói “Ông nói ông phải, bà nói bà hay”. Thế mới biết số liệu tuy như nhau nhưng việc vận dụng như thế nào là tuỳ yêu cầu thực tế.

Tại sao nói "Cây to rễ sâu"?

Đối với loài thực vật, rễ cây có sâu thì lá mới dày, lá dày thì hoa mới nở rộ. Rễ của loài thực vật Kiều mộc có thể cắm sâu dưới lòng đất từ 1 2 m;...

Các nhà máy nên bố trí bao nhiêu công nhân sửa chữa bảo dưỡng thì hợp lí?

Ở các nhà máy ngoài các bộ phận quản lí, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn có bộ phận chuyên việc bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị, để có thể kịp...

Vì sao phải tiến hành "thí nghiệm thời tiết toàn cầu"?

Dự báo thiên tai như gió lốc, mưa bão, tuyết rơi, gió rồng cuốn (vòi rồng), mưa đá, hạn hán và lũ lụt để đề phòng là nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất...

Tại sao máy tính có thể "suy nghĩ"?

Suy nghĩ là một hoạt động tư duy của con người, nó thể hiện rõ nét trí tuệ con người. Thế nhưng máy tính có thể suy nghĩ không? Có thể.

Các kiến trúc nằm sâu dưới lòng đất có điều gì kỳ diệu?

Ngay từ thời cổ đại, tổ tiên chúng ta đều cư trú trong các hang động từ đời này sang đời khác. Cùng với sự văn minh và tiến bộ của xã hội, con người...

Tại sao khi đi xe đạp, xe không bị đổ?

Trong đời sống, chúng ta đều có kinh nghiệm như thế này: Một vật thể cần phải có ba điểm tựa mới có thể bình ổn chẳng hạn như máy chụp ảnh có giá ba...

Vì sao bãi biển nhiều sa khoáng đến thế?

Người ta kinh ngạc phát hiện, một số bãi biển nào đó chứa rất nhiều những bảo vật kỳ lạ, đó là sa khoáng bãi biển. Trong những sa khoáng này chứa...

Nam Cực lạnh như thế, vì sao lại chứa nhiều mỏ than?

Trữ lượng mỏ than Uâytôliati phía đông Châu Nam Cực khiến cho thế giới phải kinh ngạc. Hơn nữa chất lượng than ở đó đặc biệt tốt, nó có thể so sánh...

Vì sao laze là khí cụ đo mây cao cấp tiên tiến?

Mây là căn cứ quan trọng để dự báo thời tiết, cũng là thông số mà an toàn hàng không cần phải biết.