Mẹ của cừu "Đô-li" là ai?

Cừu "Đô-li" có tiếng tăm lẫy lừng là sản phẩm của kĩ thuật nhân bản. Sự khác biệt lớn nhất giữa con vật nổi tiếng trong giới khoa học kĩ thuật này với cừu bình thường chính là nó không có cha, nhưng lại có 3 mẹ.

Tại sao nói như vậy? Chúng ta hãy nhìn toàn bộ quá trình ra đời của cừu "Đô-li".

Đầu tiên, các nhà khoa học lấy ra một tế bào từ trong tuyến sữa của một con cừu mẹ, đây là một tế bào bình thường mà bản thân không có khả năng sinh sản. Nuôi dưỡng tế bào ngoài cơ thể mẹ trong khoảng thời gian 6 tháng, sau đó lại tách nhân tế bào của nó ra dùng cho bước thứ hai. Tiếp theo các nhà khoa học lại lấy ra tế bào trứng chưa thụ tinh của một con cừu mẹ khác, loại bỏ đi nhân tế bào ở bên trong, đổi nhân tế bào của tế bào tuyến sữa ở con cừu mẹ thứ nhất. Cuối cùng thông qua phóng điện kích hoạt làm cho nhân tế bào này bị tế bào trứng "bướng bỉnh" có thể tiến hành tách tế bào như trứng thụ tinh bình thường vậy. Khi tiến hành tách tế bào đến một giai đoạn nhất định cũng chính là đã hình thành phôi thai nhỏ bé, sau đó cấy ghép phôi thai này vào trong tử cung của con cừu mẹ thứ ba.

Quá trình sau này hoàn toàn giống với giai đoạn sau của quá trình mang thai thông thường, phôi thai ở trong cơ thể cừu mẹ thứ ba không ngừng phát triển cho đến khi sinh nở.

Về góc độ khoa học thì mẹ đẻ của "Đô-li" chỉ là một con, đó chính là cừu mẹ cung cấp gen nhân tế bào tuyến sữa. "Đô-li" từ chỗ mẹ đẻ đã kế thừa toàn bộ đặc trưng của gen ADN, cũng có thể nói rằng, "Đô-li" là sản phẩm phục chế 100% của con cừu mẹ đó. Sau khi "Đô-li" trưởng thành, hình dáng giống y hệt mẹ đẻ. Hai con cừu mẹ cung cấp tế bào trứng và giúp đỡ phôi thai lớn lên, nếu như cũng là mẹ của "Đô-li", cùng lắm chỉ có thể tính là "mẹ mang thai hộ".

Ngày 13 tháng 4 năm 1998, chính "Đô-li" cũng đã làm mẹ, nó giống như tất cả những cừu mẹ thông thường đã đẻ ra một chú cừu con một cách thuận lợi, đặt tên là "Banny", còn cha của "Banny" là một chú sơn dương đực bình thường ở xứ Wales (Anh).

Tại sao cá chép lại biết nhảy nước?

Cá chép và rất nhiều loại cá khác đều rất thích nhảy nước. Có rất nhiều ngư dân ở địa phương đã lợi dụng thói quen cá thích nhảy nước để bắt cá.

Trên Hoả Tinh có sông đào không?

Năm 1877 kỹ thuật quan trắc thiên văn đã có nhiều tiến bộ. Đó cũng là năm Hoả Tinh gần Trái Đất nhất, gọi là năm "đại xung".

Các kiến trúc cao tầng chống động đất ra sao?

5 giờ 46 phút sáng ngày 17 tháng 1 năm 1995, ở thành phố Kobe Nhật Bản đã xảy ra một trận động đất mạnh 7,2 độ Richter, hơn một vạn ngôi nhà bị sụp...

Tại sao cá nhà táng không bị mắc bệnh lặn nước?

Bệnh lặn nước còn được gọi là bệnh giảm áp, chủ yếu là do khí nitơ trong không khí dưới điều kiện áp suất cao trong nước đã hoà tan quá nhiều vào...

Tại sao vệ tinh có thể nhìn thấy được sự phân bố khoáng sản dưới lòng đất?

Khoáng sản nằm dưới lòng đất là của cải quý báu của Trái Đất. Thăm dò sự phân bố khoáng sản cần phải có phương pháp khoa học, sử dụng các thiết bị...

Vì sao vết thương liền da thì sẽ cảm thấy ngứa?

Da của chúng ta phân thành m tầng, tầng biểu bì thấp nhất gọi là tầng sinh phát, sâu thêm một chút gọi là tầng da thật.

Ngôi hằng tinh nào gần ta nhất?

Đêm trời trong, các ngôi sao dày đặc giống như những đốm bạc khảm lên bầu trời. Những đốm bạc này đều là các hằng tinh cách ta vô cùng xa với những...

Vì sao phải nghiên cứu những phân tử giữa các vì sao?

Các nhà thiên văn gọi chung các chất như khí, bụi giữa các vì sao là một vật chất giữa các vì sao. Những năm 30 của thế kỷ XX các nhà khoa học đã dùng...

Vì sao con “mã” lại có thể đi đến vị trí bất kì trên bàn cờ tướng?

Trong bàn cờ tướng Trung Quốc con “mã” đi theo quy tắc là nhảy đến đỉnh đối diện của chữ nhật. Liệu con “mã” có thể đi đến vị trí bất kì trên bàn cờ...