Vi sinh vật có những đặc điểm gì?

Trong vương quốc của sinh vật có một loại sinh vật đơn bào đặc biệt nhỏ, do vậy các nhà khoa học gọi chúng là vi sinh vật.

Vi sinh vật ngoài cá thể nhỏ ra, còn có điểm nào khác nữa? Thứ nhất, vi sinh vật có khả năng sinh sôi đáng kinh ngạc, chỉ cần điều kiện thích hợp, trong thời gian 20 phút, thậm chí ngắn hơn, nó có thể sinh ra một thế hệ mới. Nếu như không có sự hạn chế của điều kiện tự nhiên, một vi sinh vật chỉ cần sinh sôi trong thời gian 2 ngày, con cháu đời sau tập hợp lại thì trên Trái Đất này có nhiều đến mức không thể tưởng tượng được, sức sinh sôi quá lớn như vậy là sự lạc hậu của các vi sinh vật.

Khả năng thích ứng sinh tồn của các vi sinh vật cũng vượt xa các sinh vật khác. Ví dụ, có một loại vi khuẩn có thể tiến hành tác dụng quang hợp dưới ánh sáng Mặt Trời, có thể sống không dựa vào khí oxi, nhưng một khi để chúng trong môi trường tối thì chúng có thể lập tức thay đổi lợi dụng khí oxi để sống. Nếu như đặt chúng ra nơi có ánh sáng thì chúng lại có thể lập tức tiến hành tác dụng quang hợp, sống không cần khí oxi.

Các nhà khoa học khi nghiên cứu khả năng thích ứng của các vi sinh vật đã phát hiện một khi chất dinh dưỡng mà chúng hấp thu có thay đổi thì nó sẽ phát sinh biến hóa tương ứng trong 1/1000 giây.

Nếu như điều kiện môi trường thay đổi xấu đi nhanh chóng thì có một số vi sinh vật sẽ đi vào trạng thái ngủ đông để chống lại môi trường tồi tệ bên ngoài, chờ điều kiện môi trường được cải thiện thì nó sẽ tỉnh lại. Ví dụ như bào tử vi khuẩn nằm ở trạng thái ngủ đông, không sợ nhiệt độ cao, áp suất cao, khô và đói, có thể nói là bào tử hầu như có thể sinh tồn dưới bất kì điều kiện tồi tệ nào.

Vi sinh vật còn có một đặc trưng kì diệu là dễ thay đổi, cũng có thể nói là chúng dễ thay đổi theo sự thay đổi của tự nhiên, làm cho chúng có thể an cư lạc nghiệp trong môi trường mà các sinh vật khác không thể tồn tại được. Ví dụ, có một số vi sinh vật có thể sống trong nước nóng 90oC hoặc trong axit sunfuric loãng và axit clohiđric loãng. Chính vì vậy các vi sinh vật nhỏ bé mới trở thành một loại sinh vật phân bố rộng rãi nhất trên Trái Đất.

Vì sao ta có cảm giác nóng và lạnh?

Ngày đông tháng chạp, gió bắc lùa từng cơn khiến cho ta có cảm giác lạnh buốt. Ngày hè oi bức, cho dù chỉ mặc áo lót mong manh, ta vẫn cảm thấy nóng.

Ngủ trưa có lợi gì?

Rất nhiều người có thói quen ngủ trưa, đặc biệt là về mùa hè; mục đích ngủ là xóa bỏ mệt mỏi, khôi phục sức lực.

Ngoáy tai tốt hay không tốt?

Rất nhiều bạn nhỏ có thói quen ngoáy tai, thậm chí có lúc còn dùng cả que cứng cho vào lỗ tai ngoáy. Thực ra, ráy tai không có hại đối với sức khỏe...

Vì sao phải cảnh giác với ngộ độc thiếc?

Thiếc là kim loại được dùng rất rộng rãi. Mặt trong đồ hộp thực phẩm có thiếc.

Âm thanh có ảnh hưởng gì đến não?

Ngày nay, trên thế giới đang thịnh hành phương pháp "thai giáo". Ngay khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ, người ta đã dùng âm nhạc hoặc kể chuyện để kích thích bộ não của trẻ phát triển đầy đủ hơn.

Tại sao có cầu xây cao, có cầu xây thấp?

Tác dụng của cầu là nối liền con đường ở hai bên bờ sông, nhưng nếu cầu và đường ở hai bên bờ bằng phẳng như nhau, thì tuy có thuận tiện cho xe cộ qua...

Tại sao cây ngân hạnh ra hoa nhiều nhưng kết quả lại ít?

Cây ngân hạnh là một loại cây ăn quả rụng lá thuộc họ tường vi, ở Trung Quốc có lịch sử nuôi trồng lâu đời. Cây ngân hạnh thường ra hoa vào đầu xuân,...

Nói "mặt trời mọc ở đằng đông" có đúng không?

Buổi sáng thức dậy, nhìn về phía đông, bạn sẽ thấy ông mặt trời đỏ ối từ từ mọc lên. Thế mà có người dám bảo rằng mặt trời không mọc ở phía đông! Không lẽ lại có chuyện như vậy?

Vì sao chuông nứt đánh không kêu?

Cái chuông, khi đã bị nứt rồi, thì dù bạn có đánh hết sức bình sinh vẫn chỉ nghe thấy những âm thanh rè rè mà thôi. Đó là do chỗ bị nứt làm chuông mất...