Tại sao khỉ có thể ăn kiểu "ngốn như hùm, nuốt như sói"?

Khi người ta ăn, không thể nuốt chửng một lúc tất cả thức ăn theo kiểu "ngốn như hùm, nuốt như sói", bởi vì như vậy sẽ làm cho tiêu hoá không tốt, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nhưng khi chúng ta nhìn thấy khỉ ăn ở trong vườn bách thú, lại nhìn thấy chúng một lúc ăn theo kiểu "ngốn như hùm, nuốt như sói" được rất nhiều thức ăn, chỉ nhìn thấy chúng nhét đầy thức ăn vào miệng, không thấy khỉ nhai, và từ xưa đến nay cũng chưa hề nghe nói chúng vì vậy mà bị bệnh.

Tại sao khỉ có thể ăn uống theo kiểu "ngốn như hùm, nuốt như sói" vậy?

Thực ra, khỉ không phải là nuốt chửng tất cả thức ăn. Nếu như bạn quan sát kĩ thì sẽ phát giác ra tuy chúng tranh cướp thức ăn với nhau rồi nhét chặt đầy miệng, nhưng chưa bao giờ nuốt ngay vào trong dạ dày.

Hoá ra, hai bên khoang miệng của chúng, mỗi bên có một cái túi, gọi là "túi má". Tác dụng chủ yếu của túi má là để cất thức ăn. Bình thường chúng ta nhìn thấy khỉ tranh cướp thức ăn, nhưng lại không phải là ăn một cách thực sự, mà là đưa thức ăn cướp được cất giấu tạm thời vào trong túi má, sau đó nhai thức ăn một cách chậm rãi, rồi mới nuốt xuống dạ dày.

Độc tố bệnh AIDS hủy hoại hệ thống miễn dịch của cơ thể như thế nào?

Hung thủ gây nên bệnh AIDS là virus Human immunodeíiciency virus, gọi tắt là HIV. Độc tố bệnh này vô cùng nhỏ, đầu mũi kim có thể chứa được mười sáu...

Mùi hôi của động vật có tác dụng gì?

Trong lịch sử tiến hoá mấy tỉ năm của sinh vật, giới động vật không chỉ phát triển thành hàng vạn những loại khác nhau, mà còn hình thành nên các kết cấu tổ chức khác nhau, khả năng khác nhau.

Vì sao dùng ống hút có thể hút được nước giải khát?

Khi bạn dùng ống hút để uống nước giải khát, bạn có thoáng đặt câu hỏi: vì sao miệng vừa hút một cái thì nước liền theo ống hút chạy vào mồm chúng ta ngay? Điều đó chủ yếu là nhờ vào sự giúp sức của áp suất khí quyển...

Vì sao trong bụng nhặng xanh có rất nhiều dòi?

Khi bạn dùng vỉ đập chết một con ruồi nhà, trong bụng nó không có gì. Nhưng khi đánh một con nhặng xanh thì từ bụng nó thường chui ra rất nhiều dòi.

Khi lặn sâu, người ta có bị nước ép bẹp không?

Các vật thể chìm trong nước đều phải chịu áp suất của nước. Áp suất này tỉ lệ thuận với độ sâu của nước. Hễ độ sâu tăng lên 10 m, áp suất sẽ tăng 98 kPa.

Dùng chất dẻo làm bao bì thực phẩm có độc không?

Kẹo, bánh, mứt, nước ngọt là các loại thực phẩm thường được đựng trong bao bì bằng chất dẻo. Qua lớp màng mỏng trong suốt bóng láng, trông thực phẩm...

Tại sao phải xây dựng kiến trúc ngầm ở dưới đất?

Nói đến kiến trúc ngầm ở dưới đất, rất nhiều người sẽ liên tưởng ngay rằng đó là do nhu cầu của chiến tranh. Quả thực vậy, nhiều công trình phòng...

Thế nào gọi là năm "can, chi"?

Bạn đã xem qua bộ phim "Gió mưa Giáp Ngọ"? Hoặc đã đọc qua các sách "Sự biến Mậu Tuất" và "Cách mạng Tân Hợi" chưa?

Tại sao chim bồ câu có thể trở về chỗ cũ bằng từ trường?

Đưa chim bồ câu đến một nơi cách xa hàng nghìn mét, sau khi thả chim ra, nó sẽ bay về chỗ cũ một cách chính xác. Tại sao vậy?