Vì sao phải khai thác Mặt trăng?

Mặt trăng là thiên thể gần Trái Đất nhất, cũng là tinh cầu duy nhất để lại vết chân con người trên đó. Sự nghiên cứu của con người đối với Mặt Trăng đã có từ thời xa xưa, lúc đó đã có những ghi chép và dự đoán về nguyệt thực. Qua thời cổ đại, cận đại và khoa học hiện đại, nhất là từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay, con người đã nhiều lần lấy mẫu và phân tích đất đá của Mặt Trăng cũng như đã dùng nhiều thiết bị vũ trụ để quan sát gần Mặt Trăng. Kết quả chứng minh Mặt Trăng đã có đầy đủ điều kiện cơ bản để con người lợi dụng khai thác.

Trước hết là Mặt Trăng có nguồn tài nguyên phong phú. Mặt Trăng có đầy đủ tất cả các nguyên tố của Trái Đất và hơn 60 loại khoáng vật, trong đó còn có sáu loại khoáng vật trên mặt đất không có. Trong đất đá của Mặt Trăng hàm lượng oxy khoảng 40%, hàm lượng silic 20%, ngoài ra còn có phong phú các chất như canxi, nhôm, sắt, v.v.

Điều làm cho ta phấn khởi nhất là ngày sáu tháng giêng năm 1998 các số liệu của con tàu "Thám hiểm Mặt Trăng" của Mỹ truyền về, phát hiện trên hai cực của Mặt Trăng có khoảng 1-10 tỉ tấn nước đá. Vì áp suất khí quyển trên Mặt Trăng không đến một phần nghìn tỉ trên mặt đất, những chỗ trên Mặt Trăng có ánh nắng Mặt Trời chiếu đến nhiệt độ có thể đạt đến 130-150 °C. Nhiệt độ đó còn cao hơn nhiều so với điểm nóng chảy 100 °C của băng, cho nên băng rất dễ bốc thành hơi nước. Hơn nữa khối lượng Mặt Trăng nhỏ, lực hút yếu, không có sự ràng buộc khiến cho hơi nước bốc hơi không để lại vết tích.

Nhưng hai cực ở trên Mặt Trăng rất đặc biệt. Ví dụ Nam Cực của Mặt Trăng có một bồn địa đường kính khoảng 2500 km, sâu 13 km. Bồn địa này được coi là hố sâu do vẫn thạch rơi xuống tạo nên, trong hố sâu đen và tối đó không bao giờ có ánh nắng Mặt Trời, nhiệt độ luôn thấp hơn - 150 °C do đó mà hình thành nước ở trạng thái băng.

Nước là hợp chất của hai nguyên tố hydro và oxy. Từ nay về sau khi loài người xây dựng căn cứ trên Mặt Trăng cần đến nước và oxy, sẽ dựa vào nguồn băng này cung cấp. Khi khai thác những tài nguyên tự nhiên trên Mặt Trăng, có thể gia công trên đó thành những sản phẩm cuối cùng để sử dụng cho kỹ thuật vũ trụ. Đó là công việc vô cùng hấp dẫn.

Tiếp theo sức hút trên Mặt Trăng chỉ bằng 1/6 sức hút trên Trái Đất, tốc độ trên Mặt Trăng chỉ bằng 1/5 trên Trái Đất. Cho nên trọng lực yếu và môi trường không có không khí sẽ rất có lợi cho phóng các thiết bị vũ trụ. Trên mặt đất muốn xây dựng một cơ sở vũ trụ thì phải có đầy đủ thiết bị, duy tu bảo dưỡng rất nhiều cho nên Mặt Trăng sẽ trở thành trạm trung chuyển để con người đi đến các hành tinh khác. Các sân bay vũ trụ trên Mặt Trăng sẽ giảm thấp độ khó và chi phí cho các cuộc du hành vũ trụ, giúp con người có điều kiện đi sâu hơn và rộng hơn vào vũ trụ.

Hơn nữa trên Mặt Trăng không có không khí, cho nên âm thanh không truyền được, ở phía sau Mặt Trăng không có nhiễu sóng vô tuyến đến từ mặt đất. Tất cả những ưu điểm đó tạo cho Mặt Trăng một môi trường rất yên tĩnh, đó là cơ sở để tiến hành các thí nghiệm khoa học một cách ổn định và lý tưởng. Đương nhiên môi trường trọng lực yếu, chân không và không có vi khuẩn của Mặt Trăng sẽ là điều kiện lý tưởng để nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc trong y học và sản xuất các loại vật liệu mới. Trong tương lai cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự du hành giữa Mặt Trăng - Trái Đất sẽ càng an toàn, thoải mái và giá thành thấp. Vì vậy việc du hành và dời dân lên Mặt Trăng sẽ trở thành hiện thực. Mặt Trăng sẽ là châu lục thứ sáu để con người khai thác.

1 + 1 = 1?

Ở toán học sơ cấp, chúng ta đã biết 1 + 1 = 2. Nhưng khi học đến hệ đếm cơ số 2 thì 1 + 1 = 10 mà không phải là 1 +1 = 2, bởi vì trong hệ đếm cơ số 2...

Kho dữ liệu là gì?

Nói theo cách thông thường thì kho dữ liệu là cái kho lưu trữ rất nhiều dữ liệu. Nói theo cách khoa học thì kho dữ liệu là tập hợp những con số được...

Ngủ trưa có lợi gì?

Rất nhiều người có thói quen ngủ trưa, đặc biệt là về mùa hè; mục đích ngủ là xóa bỏ mệt mỏi, khôi phục sức lực.

Tại sao nấm sinh trưởng không cần ánh sáng?

Nấm là tên gọi chung cho mấy loài thực khuẩn. Chúng chứa chất dinh dưỡng phong phú và nhiều loại axit amin, mùi vị thơm ngon được coi là “kho chất...

Có sinh vật nào không bao giờ bị chết không?

Rất nhiều sinh vật, kể cả con người đều không tránh khỏi cái chết. Đây là một hiện tượng tự nhiên mà tất cả mọi người đều phải chấp nhận.

Vì sao khi tuyết rơi thì ấm, tuyết tan thì lạnh?

Mùa đông khắp nơi bị giá rét tấn công. Giá rét là do những luồng không khí vừa lạnh, vừa khô từ phương Bắc tràn xuống phương Nam dữ dội.

Kim loại đen có phải thực sự có màu đen không?

Kim loại là một gia đình lớn. Trong thiên nhiên có đến 86 nguyên tố kim loại.

Tại sao nói cá voi là một động vật thuộc lớp thú?

Cá voi xanh là loài cá voi to lớn nhất của đại dương với chiều dài là 30 mét và nặng tới khoảng 150 tấn. Họ hàng của cá voi xanh là các loại cá voi...

Con dế có kêu bằng miệng không?

Buối tối mùa thu, trong lùm cỏ, dưới góc tường thường sẽ phát ra tiếng "tuýt! tuýt!", đây là tiếng kêu của con dế - loài côn trùng mà các bạn nhỏ rất thích.