Like
Share
Copy link
Mùa đông, nếu đi ngoài đường, ta thường bị mũi đỏ bầm, tai đau, tay tê dại, nhưng con mắt tuy lộ ra ngoài lại không cảm thấy lạnh.
Có phải vì mắt không có thần kinh cảm giác? Đương nhiên không phải thế. Trên thực tế, giác mạc là bộ phận nhạy cảm nhất trong cơ thể, chỉ một hạt bụi nhỏ bằng đầu mũi kim rơi vào là mắt đã khó chịu.
Vậy vì sao mắt không cảm thấy lạnh? Đó là vì trên mắt chỉ có các dây thần kinh cảm nhận sự đau, không có thần kinh cảm nhận sự lạnh. Vì vậy, nhiệt độ dù thấp bao nhiêu, con mắt cũng vẫn không cảm thấy lạnh.
Ở mũi, vành tai và tay có rất nhiều mạch máu nhỏ li ti. Khi gặp lạnh, những mạch máu này giãn ra nhanh chóng, tản nhiệt rất nhanh cho nên nhiệt độ ở những bộ phận này đặc biệt thấp. Còn giác mạc là tổ chức trong suốt, không chứa mạch máu nên nhiệt bị mất ít, phía trước lại còn có mí mắt mềm với nhiều mạch máu, giống như hai cánh cửa che gió lạnh. Vì vậy, nhiệt độ của mắt trên thực tế cao hơn nhiều so với lỗ mũi, vành tai và ngón tay.
Tại sao có quy định "lái xe ngồi bên trái đi theo hướng bên phải"?
Tại sao cây dừa thường sống ở ven biển nhiệt đới và xung quanh các hòn đảo?
Vì sao châu chấu bay thành đàn?
Vì sao thực phẩm nở xốp dễ được cơ thể hấp thụ, tiêu hoá?
Vì sao thủy tinh phế thải cũng gây ô nhiễm môi trường?
Tại sao khi ở trên tàu hoả đang chạy, nhảy lên cao vẫn rơi xuống vị trí ban đầu?
Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?
Sách "Nguyên lí hình học" được đưa vào Trung Quốc như thế nào?
Làm thế nào để xác định được niên đại của đồ gốm đã được khai quật?