Vì sao trong các túi đựng thực phẩm người ta thường ghi xx g ± x g?

Trong cuộc sống, chúng ta thường cần phải mua bánh ngọt, sữa bột, đường, muối ăn và những thực phẩm thường dùng hàng ngày khác. Ta thường thấy trên bao bì có ghi trọng lượng ròng ghi rõ khối lượng vật phẩm. Nhưng cũng có các bao bì ghi trọng lượng tinh 500 ± 2 g v.v... Như vậy có nghĩa là gì? Con số 500 và 2 có gì khác nhau?

Trong cuộc sống hiện đại, các thương phẩm thường được đóng gói hoàn chỉnh bằng máy đóng gói. Ví dụ theo quy định các túi sữa phải được đóng 500 g. Nhưng do máy đóng gói có khiếm khuyết, do dòng chảy không đều cũng như thao tác của các nhân viên đóng gói và nhiều nguyên nhân khác, trọng lượng sữa trong túi sữa có thể có sai khác với quy định chút ít. Nói chung trên bao bì ghi 500 g chỉ trọng lượng ròng trung bình, còn “±” chỉ ra rằng sự sai lệch có thể về hai phía dương hoặc âm, 2 gam là chỉ sai số trung bình theo tiêu chuẩn có thể mắc phải.

Khi ta lấy bất kì 100 túi để kiểm tra thì chất lượng tinh mỗi túi có thể là X g, X là một con số không xác định có thể là 501 g, hoặc 498 g, hoặc có thể là 500 g. X được gọi là đại lượng thay đổi. Kết quả cân đo được dẫn ra trong bảng dưới đây:

Vì vậy với một túi sữa bất kì, khả năng để trọng lượng ròng của sữa X = 495 g chỉ là 1%, X = 496 chỉ là 2% v.v...tương ứng với các tỉ lệ (xác suất) p = 0,01. 0,02... hay người ta có thể viết p (X = 495) = 0,01 v.v... và tổng các xác suất phải bằng 1. Giá trị p được gọi là xác suất của biến số X để X lấy một giá trị nào đó hay nói cách khác đó là luật phân bố của biến số X. Dựa vào luật phân bố người ta có thể tính giá trị trung bình a của đại lượng biến thiên X.

a = 495 x 0,01 + 406 x 0,02 +... +504 x 0,04 + 505 x 0,01 = 500 và giá trị trung bình là 500 g.

Ta lại tính sai số của đại lượng X với số trung bình X - a, ở đây có 11 loại sai số -5, -4,... 4 và 5. Sai số lớn nhất là 5. Sai số bình quân b sẽ là:

b = |-5| x 0,01 + |-4| x 0,02 +..+ (4) x 0,04 + (5)x 0,01 =1,56

Tức sai số trung bình là 1,56.

Một phương pháp tính sai số khác là tính phương sai σ2.

σ2 = (-5)2 x 0,01 + (-4)2 x 0,03 +...+42 x 0,03 +52 x 0,01 = 4 và σ = 2. Người ta gọi σ là độ lệch chuẩn. Phương sai và độ lệch chuẩn phản ánh sai số của phép đo.

Vì vậy để biểu diễn rõ ràng trọng lượng tịnh phải biểu diễn 500 ± 5 g với sai số lớn nhất hoặc 500 ± 1,56 với sai số tuyệt đối hoặc 500 ± 2 g biểu diễn với độ lệch chuẩn.

Tại sao Nam Cực lại không có gấu Bắc Cực?

Gấu Bắc Cực còn gọi là "gấu trắng", thân dài khoảng 2,7 m, chiều cao tính đến vai khoảng 1,3 m, thể trọng 750 kg, kích thước chỉ xếp sau gấu nâu...

Tại sao ngó đứt tơ vương?

Ngó sen đã bị đứt, nhưng chỗ đứt vẫn còn rất nhiều sợi tơ, không chỉ ngó, mà trong cọng sen cũng có nhiều sợi tơ này. Nếu bạn ngắt một cành sen sau đó...

Tại sao hải li thích đắp đê?

Hà li còn được gọi là hải li, là một loài động vật cỡ trung bình, dài hơn nửa mét, nặng 20 kg. Đặc điểm lớn nhất của nó là thích sửa chữa đắp đập, vì vậy chúng được con người gọi là "động vật kiến trúc sư".

Thuỷ tinh có thể thay thế thép hay không?

Vào năm 1940, lần đầu tiên người ta nói đến một thuật ngữ rất mới "thép thủy tinh”. Thép thuỷ tinh, về thành phần không có liên quan gì đến thép nhưng...

Độ rộng của đường sắt đều giống nhau phải không?

Chúng ta biết rằng xe lửa luôn chạy theo hai đường ray đặt song song. Do hai bên trái và phải của tẩu hoả tương đối cố định với khoảng cách giữa bánh...

Bệnh đau dạ dày có truyền nhiễm không?

Mọi người đều biết viêm gan, lao phổi đều là bệnh truyền nhiễm, nhưng nếu nói đau dạ dày cũng truyền nhiễm thì lại cảm thấy khó tin. Thực ra, đó là...

Tại sao tàu không gian lượn vòng siêu tốc không bị rơi khỏi đường ray?

Trong các trò giải trí, trò chơi khiến người ta có cảm giác mạnh là tàu không gian lượn vòng siêu tốc. Con tàu này có cấu tạo bằng vài xe trượt nối liền nhau.

Vì sao các đài thiên văn thường đặt trên đỉnh núi?

Các đài thiên văn chủ yếu là những cơ sở để quan trắc thiên văn và nghiên cứu, nên các đài thiên văn phần nhiều được đặt trên đỉnh núi.

Vì sao trước cơn mưa rào trời rất oi bức?

Buổi sáng, Mặt trời vừa mới mọc mà không khí đã rất nóng nực, quạt quay tít nhưng mồ hôi mồ kê bạn rất nhễ nhại. Trời không chỉ nóng bức mà còn ngột ngạt nữa: Đó chính là dấu hiệu bắt đẩu của một cơn mưa rào...