Tại sao động vật có các loại đuôi khác nhau?

Các động vật khác nhau sẽ có đuôi không giống nhau, hình dáng lớn nhỏ của chúng có sự khác biệt lớn, tại sao đuôi có thể hình thành đa dạng, hình dáng lại không giống nhau như vậy? Đó chính là để động vật thích ứng với môi trường sống xung quanh, để sinh tồn tốt hơn, do vậy đã biến đổi thành các đuôi có hình dạng khác nhau, ngoài ra đuôi khác nhau cũng có tác dụng không giống nhau.

Đại đa số loài cá để sống thích ứng trong môi trường nước nên hình dáng của đuôi đều giống cái quạt, khi quẫy mạnh trông giống như là chiếc máy đẩy để đẩy mạnh cơ thể bơi lên phía trước. Đồng thời, đuôi của loài cá còn có thể điều khiển phương hướng, có tác dụng bánh lái.

Đuôi của chuột túi có tác dụng rất lớn, khi vận động có thể làm cho cơ thể giữ được thăng bằng, khi nghỉ ngơi, chiếc đuôi lớn đặt trên đất cùng với hai chân sau tạo thành một giá đỡ hình tam giác để nâng đỡ cơ thể một cách vững chắc.

Loài khỉ nhện sống ở trong vùng rừng nhiệt đới Nam Mĩ có một đuôi còn dài hơn cả cơ thể, có tác dụng rất lớn so với bốn chân, do vậy người ta gọi nó là cánh "tay" thứ 5. Khi ăn, khỉ nhện quấn đuôi dài lại treo cơ thể vững chãi trên cành cây, còn chân tay dùng để ăn. Khi nghỉ ngơi, nó thường ngủ treo ngược lên, cho dù đã ngủ say, đuôi cũng sẽ không bị rơi xuống. Khi nhảy nhót giữa cây này với cây kia, đuôi có sức quấn chặt cũng phát huy được tác dụng rất lớn.

Hổ được mệnh danh là "chúa tể của muôn loài", ngoài hàm răng sắc nhọn, chiếc đuôi đằng sau vừa to vừa dài là một vũ khí có sức mạnh khác của hổ. Khi hổ tấn công con mồi, nó sẽ vung đuôi rất mạnh như chiếc roi sắt quất mạnh về phía đối phương làm cho con mồi ngã lăn ra.

Thường ngày chúng ta nhìn thấy ngựa không ngừng vẫy cái đuôi dài trông giống như là một động tác vô nghĩa. Thực ra ngựa bị sự quấy nhiễu của loài muỗi, vẫy đuôi giống như là khua phất trần đuổi những con côn trùng nhỏ bé đáng ghét đó.

Sóc có chiếc đuôi rất lớn có rất nhiều tác dụng. Do sóc thường xuyên nhảy qua nhảy lại trên cây rất dễ ngã từ trên cây cao xuống, chiếc đuôi này có tác dụng giữ được cân bằng nên nó được an toàn hơn nhiều. Đương nhiên, nhỡ không chú ý bị ngã xuống thì lông trên chiếc đuôi lớn này sẽ xù tung ra giống như một chiếc dù làm cho tốc độ rơi xuống chậm lại, bảo vệ cho chúng không bị thương. Khi mùa đông giá lạnh, buổi đêm sóc ngủ trong hốc cây, cuộn tròn thân vào trong, chiếc đuôi lớn lại trở thành "cái chăn" giữ ấm cho cơ thể. Gần đây, các nhà khoa học phát hiện ra, sóc coi sự thay đổi cách vẫy đuôi là ngôn ngữ trao đổi giữa chúng.

 

Trên thế giới chỗ nào lạnh nhất và nóng nhất?

Bạn có biết trên thế giới chỗ nào lạnh nhất và nóng nhất không? Trên thế giới chỗ lạnh nhất là Châu Nam Cực, nhiệt độ bình quân năm là -25°C, nhiệt độ...

Tháp năng lượng gió được xây dựng và phát điện như thế nào?

Gió lốc là một vòng xoáy không khí xoay tròn với tốc độ cực lớn được sản sinh ra trong đám mây mưa, áp suất không khí ở trung tâm của nó rất thấp, chỉ...

Vì sao cần dùng nước ấm để hoà tan bột giặt có thêm enzim?

Ngày nay trên thị trường có bán nhiều loại bột giặt có pha thêm enzim để giặt tẩy các vết mồ hôi, vết sữa, vết máu hoặc nước tiểu rất có hiệu quả, nên...

Tại sao voi đang có tính cách thuần hậu có thể đột nhiên phát điên?

Voi là động vật có tính cách ôn hoà thuần hậu, cũng là người bạn tốt của loài người, thông thường sẽ không làm việc gì gây tổn hại cho loài người....

Tại sao động vật lưỡng cư không sống ở biển?

Ếch, cóc và cả mỹ nhân ngư trong truyền thuyết có tiếng kêu như tiếng trẻ con khóc đều là những thành viên của nhóm động vật lưỡng cư.

Vì sao bờ biển, rừng núi hoặc nông thôn không khí đặc biệt tươi mát

Nếu bạn đã từng đến bãi biển, rừng núi hoặc nông thôn chắc chắn bạn sẽ cảm thấy không khí ở đó đặc biệt tươi mát, trong lòng thoải mái, tinh thần phấn...

Răng có phải là một "mẫu xương" đặc không?

Bộ phận cứng nhất trong cơ thể là răng. Mới nhìn qua, răng giống như một mẩu xương đặc, nhưng thực ra kết cấu của nó không đơn giản như thế.

Vì sao sau mỗi tiết học phải nghỉ 10 phút?

Như ta đã biết, đại não là "bộ tư lệnh" của cơ thể. Dưới sự chỉ huy của nó, tất cả hoạt động của con người đều diễn ra theo một trật tự nhất định.

Tại sao một cây cầu lại nhiều gầm cầu?

Các cầu bắc qua sông được chống đỡ bằng trụ cầu, chiều dài của gầm cầu giữa các trụ cầu gọi là "khẩu độ" của cầu. Rõ ràng là, khẩu độ càng lớn, thì...