Tại sao phải biến thông tin thành tri thức?

Thông tin là gì thì chúng ta đã làm rõ ngay từ bài một rồi. Thông tin thường có được thông qua việc xử lý và phân tích.

Nếu chúng ta cứ tiếp nhận thông tin mà không phân tích thì rất có khả năng bị thông tin giả làm hoang mang, thậm chí bị "đánh lừa".

Tri thức là việc tổng kết các loại kinh nghiệm mà loài người từ nhận thức, dựa vào tự nhiên, biến thành quá trình chinh phục tự nhiên, là sự tổng kết nhận thức chính xác đối với quy luật vận động của thế giới khách quan. Con người đã dựa vào tri thức mà chế ra được kính viễn vọng nhìn tới được các thiên thể cách xa tới ngoài 10 tỉ năm ánh sáng, đã chế tạo được máy tính, mỗi giây tính được mấy ngàn tỉ phép tính, đã thiết kế được máy bay vũ trụ và phi thuyền vũ trụ, đã tạo ra nền văn minh tinh thần cho loài người.

"Tri thức khoa học một khi được con người nắm vững thì sẽ biến thành sức mạnh vô biên". Con người đã dựa vào sức mạnh tri thức để trở thành chủ nhân thiên nhiên, vạch ra điều huyền bí của tự nhiên, hé mở những nhân tố nội tại sản sinh ra của cải xã hội. Quặng không luyện thì không thành gang thép, không làm ra được tàu hỏa, máy bay, xe hơi; than không khai thác sẽ mãi mãi ngủ sâu trong lòng đất. Luyện kim và khai thác than không phải là ai cũng làm được, chỉ ai nắm vững tri thức khoa học và kỹ thuật mới có thể đạt được mục đích này.

Tóm lại, trong lao động sản xuất và thực tiễn xã hội, con người nếu chỉ dựa vào thông tin thì không được. Chỉ khi biết sàng lọc thông tin, phân tích, ghi nhớ, tư duy tích lũy và tiến hành xử lý hệ thống hóa thì mới biến thông tin thành tri thức và có thể lao động sáng tạo. Chỉ có như vậy chúng ta mới kế thừa và tiếp thụ được trí tuệ và tinh hoa kiến thức của lớp người đi trước và đón chào tương lai tươi đẹp bằng thành quả lao động sáng tạo của chính chúng ta.

Tại sao máy bay có thể tiếp dầu ở trên không?

Ngày 22 tháng 7 năm 1948, ba chiếc máy bay B-2 của Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân Đavít-Mông Xơn, bay thí nghiệm vòng quanh Trái Đất, hai chiếc...

10 hòn đảo lớn nhất thế giới

1. Greenland, Bắc Đại Tây Dương (Đan Mạch) 2.

Tại sao hạt dưa hấu lại không nảy mầm trong quả được?

Mùa hè là mùa dưa hấu chín rộ, những đoàn xe, thuyền chở đầy ắp dưa từ nơi trồng trọt lũ lượt vào trong thành phố. Điều thú vị là trên đường vận...

Độ rộng của đường sắt đều giống nhau phải không?

Chúng ta biết rằng xe lửa luôn chạy theo hai đường ray đặt song song. Do hai bên trái và phải của tẩu hoả tương đối cố định với khoảng cách giữa bánh...

Vì sao về mùa đông, có lúc khí than cho ngọn lửa nhỏ như đầu ruồi?

Khí than ít gây ô nhiễm, sử dụng tiện lợi, đây là loại nhiên liệu sạch. Nhưng có điều đáng tiếc là về mùa đông, đặc biệt vào những ngày lạnh giá, lúc...

Vì sao mực xanh đen được ưa chuộng?

Các loại mực thường dùng có màu đỏ, xanh và xanh đen. Với hai loại mực đỏ và xanh, chữ viết ra rất nét, nhưng nếu gặp nước, dễ bị nhoè đi.

Tại sao có những thực vật thích sáng, còn có những thực vật lại thích bóng râm?

Bạn có biết những ngôi nhà một mặt hướng Nam, một mặt hướng Bắc, hay ở những sườn núi phía Nam và phía Bắc đều được Mặt Trời chiếu sáng khác nhau. Ánh...

Mắt của “cá bốn mắt” đặc biệt như thế nào?

Mỗi người khi đang bơi ở bể bơi đầu ngập trong nước và cố mở mắt để nhìn tứ phía, cảm giác những thứ nhìn thấy trong nước đều mờ mờ không rõ.

Tại sao chỉ một chiếc đĩa VCD nhỏ xíu mà lại chiếu phim tới hơn một tiếng?

VCD được phát triển từ CD. CD là một loại đĩa quang lưu trữ tín hiệu âm tần, thường gọi là đĩa hát laze.