Vì sao tã lót "thấm nước" lại không bị ướt nước tiểu?

Các loại tã lót truyền thống hễ gặp nước tiểu thì bị thấm ướt làm các bà mẹ trẻ cảm thấy hết sức phiền phức khi phải thay tã lót nhiều lần. Còn loại sản phẩm mới "tã lót thấm nước" có tính hút nước rất mạnh, mỗi ngày chỉ cần thay một lần, nên làm người ta cảm thấy hết sức tiết kiệm sức lực, mà lại bảo đảm da dẻ con mình được khô sạch, nên hết sức được ưa dùng.

Vì sao "tã lót thấm nước" lại không bị ướt nước tiểu.

Chúng ta đều biết khi thêm nước vào gạo rồi đem nấu ta sẽ được cơm, vì trong hạt cơm có chứa nhiều nước nhưng nước không hề chảy ra từ hạt cơm. Bột mì nhào với nước sẽ thành bột mì ướt, mềm. Dùng tay bóp mạnh, nhào nặn bột mì ướt bằng bất kỳ cách nào, ta cũng không hề thấy nước chảy ra khỏi bột mì ướt. Như vậy gạo, bột mì là những chất có thành phần hoá học là tinh bột, có tính giữ nước rất mạnh. Tinh bột là hợp chất cao phân tử giống như một dây xích dài. Trong phân tử là chuỗi xích dài có nhiều phần tử ưa nước. Vì vậy các phân tử nước dễ dàng bị các phân tử ưa nước của tinh bột hút mạnh, bám vào phân tử là dây xích dài chỉ làm cho hạt gạo trương ra nhưng vẫn liền một khối.

Trong các loại vật liệu cao phân tử tổng hợp cũng có những loại có tính ưa nước như hiện tượng vừa nêu trên. Ví dụ polyvinyl alcol (PVA), polyhyđroxy etylen… nếu đem các cao phân tử này quét lên vải thì sẽ chế tạo được loại vải không thấm đẫm nước tiểu. Nếu trong loại vải không thấm ướt được quét loại hỗn hợp cao phân tử: tinh bột - polyhyđroxy etylen sẽ kết nối với nhau thành chuỗi phân tử dài hơn. Theo lý thuyết thì loại vật liệu này có thể hấp thụ lượng nước lớn, làm tăng khối lượng hơn 460 lần so với khối lượng ban đầu và lượng nước hấp thụ gấp 70 lần khối lượng bản thân vật liệu. Theo tính toán cứ 50 g vật liệu có thể hấp thụ đến 23 kg nước hoặc có thể hấp thụ 3,5 kg nước muối sinh lý. Vải không thấm nước tiểu còn có ưu điểm là khi chịu áp lực không lớn lắm thì nước hấp thụ sẽ không chảy ra được. Đương nhiên đó chỉ là những số liệu dựa vào các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. Trong thực tế chỉ cần hấp thụ 1kg nước tiểu là đủ. Lúc bấy giờ vải không thấm nước tiểu không cần phải có lượng quá lớn vật liệu hút nước nên không làm thể tích vật liệu thay đổi đáng kể. Vì vậy gọi chúng là "không thấm" nước tiểu cũng không phải là quá đáng.

Vật liệu hút giữ nước không chỉ dùng để chế tạo "vải không thấm nước tiểu" mà còn dùng để chế tạo nhiều vật liệu vệ sinh y học cùng nhiều loại sản phẩm dùng cho nhà bếp.

Vì sao trên đường chạy đua, điểm xuất phát của các vận động viên không bằng nhau?

Trên các cuộc thi đấu điền kinh thường có đường chạy 200 m. Đoạn đầu của các đường đua này thường có dạng nửa hình tròn.

Bộ đồ bay có thể trở thành phương tiện giao thông cá nhân trong tương lai không?

Năm 1984, tại lễ khai mạc Thế vận hội Ôlympic lần thứ 23 cử hành ở Los Angeles nước Mỹ, trên bầu trời sân vận động rộng lớn, có một "người bay" từ...

Bãi cá nhân tạo là thế nào?

Có một lần mấy nhà khoa học Italia trong quá trình điều tra biển vùng duyên hải Rơnaia phát hiện: ném ô tô hỏng xuống biển sẽ thu hút một lượng lớn...

Tại sao có loại ô tô không có tay lái lại có thể chuyển động hướng bình thường?

Mọi người đều biết rằng, ô tô được điều khiển chuyển hướng thông qua tay lái. Khi quay tay lái theo chiều kim đồng hồ thì ô tô quay sang phải, khi...

Sự khác nhau giữa gạo tiên, gạo tẻ và gạo nếp?

Con người căn cứ vào độ dẻo, dính của gạo sau khi nấu chín để phân biệt gạo thành hai loại: loại gạo dẻo, dính và loại gạo không dẻo, dính; gạo dẻo,...

Vì sao không nên đốt lá khô tùy tiện?

Cuối thu mặt đất rụng đầy lá khô. Để xử lí chúng, người ta thường quét thành đống, rồi châm lửa đốt.

Tại sao loài chim lại có thể trở thành "kẻ thù" của máy bay phản lực?

Máy bay cất cánh và hạ cánh đương nhiên cần phải có sân bay. Trong quá trình xây dựng sân bay, ngoài các trang thiết bị cần thiết, còn phải chú ý một...

Tại sao máy tính có thể chơi đùa với bạn được?

Nói tới việc chơi đùa chắc có một số bạn học sinh sẽ rất hứng khởi. Nhưng trò chơi ưa chuộng nhất chắc vẫn là trò chơi điện tử.

Vì sao Liên hợp quốc phải ký kết Công ước khung biến đổi khí hậu?

Ngày 9 tháng 5 năm 1992, ở New york, toàn thế giới đã ký "Công ước đầu tiên của Liên hợp quốc về khung biến đổi khí hậu". Qua đó có thể thấy sự biến...