Thành phố Xưrư Nhật Bản vì sao lại lưu hành dịch hen suyễn?

Năm 1961, thành phố Xưrư (Nhật Bản) nằm trên vịnh Ysơ bỗng nhiên xuất hiện dịch hen suyễn. Trong một thời gian ngắn, bệnh viện chật kín bệnh nhân hen. Điều kì lạ là những bệnh nhân hen ở thành phố này chỉ cần rời khỏi thành phố đi chỗ khác thì bệnh thuyên giảm, song khi trở về bệnh lại lập tức tái phát. Tình trạng đó khiến cho mọi người phải chú ý. Do đó cán bộ y tế bắt đầu điều tra sự việc này.

Nhân viên điều tra phát hiện ở khu đồng muối không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng, số người bị hen đối chứng với khu không bị ô nhiễm cao gấp 2 – 3 lần. Mọi người đều biết bệnh hen nói chung là do di truyền hoặc do nhạy cảm với bụi mà gây nên. Kết quả thí nghiệm, những bệnh nhân có bệnh hen di truyền hoặc do nhạy cảm với bụi chứng tỏ nguyên nhân gây ra dịch hen này khác hẳn. Về sau các bác sĩ thông qua quan sát phát hiện, số bệnh nhân bị hen tăng lên và bệnh chứng tăng lên đều do nồng độ của khí sunfurơ trong không khí tăng lên. Sau khi tiến hành giải phẫu những bệnh nhân tử vong đã chứng minh rằng nguyên nhân phát sinh dịch hen là do không khí bị ô nhiễm.

Thập kỉ 50 của thế kỉ XX, công nghiệp dầu mỏ của Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, trong đó bao gồm cả thành phố Xưrư.

Từ năm 1955 đến 1963, ở thành phố này đã lần lượt xây dựng ba xí nghiệp liên hợp hóa dầu, hàng năm lượng khí sunfurơ, khí cacbon hiđroxit, các hợp chất nitric và các bụi thải vào không khí rất lớn tạo nên ô nhiễm nghiêm trọng. Hàng năm lượng bụi và khí sunfurơ thải vào trong không khí đạt 13 vạn tấn, nồng độ khí sunfurơ trong không khí vượt 5 – 6 lần mức tiêu chuẩn, tạo nên một lớp sương dày 500 m, trong đó trôi nổi nhiều loại bụi kim loại và những chất khí có hại. Giữa các chất ô nhiễm này lại tác dụng lẫn nhau, gây nên những chất như axit sunfuric dẫn đến bệnh hen. Dân cư thành phố Xưrư đã hít thở lâu dài những chất khí hỗn hợp gồm sunfurơ, axit sunfuaric, chì, v.v.. Sau khi các chất khí này xâm nhập vào cơ thể sẽ hình thành axit sunfuric trên niêm mạc. Axit này lại làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, giảm thấp sức đề kháng, nhạy cảm với cảm nhiễm, cuối cùng dẫn đến bệnh hen.

Năm 1964 sau mấy ngày liên tục xảy ra sương mù, những bệnh nhân hen ở thành phố Xưrư bắt đầu tử vong. Đến năm 1967 một số bệnh nhân vì không chịu nổi đau khổ mà tự sát. Sự kiện dịch hen lưu hành ở thành phố Xưrư đã gây nên hơn 10 người chết, hơn 800 người chịu hậu quả nghiêm trọng.

Từ khoá: Bệnh hen; Ô nhiễm không khí;

Vì sao nói “Thanh minh hay có mưa phùn”?

Hằng năm ngày mồng 5 (hoặc mồng 6) tháng 4 là tiết Thanh minh (ở Việt Nam tiết Thanh minh thường được tổ chức vào tháng ba âm lịch). Lúc đó mùa xuân...

Xa lộ thông tin bị tắc nghẽn thì sao?

Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của người sử dụng mạng và lượng tin trên mạng Internet ngày càng trở nên quá tải. Hiện tượng "tắc xe" trên xa lộ thông...

Vì sao có thể làm mưa nhân tạo?

Để giảm thấp tai nạn hạn hán, tăng thêm thu hoạch mùa màng, người ta đã từng rắc chất xúc tác trong mây khiến nó thành mưa. Phương pháp này đã từng...

Vì sao ở đa số người, tay phải mạnh hơn tay trái?

Trên 90% nhân loại có thói quen dùng tay phải làm việc. Tay phải của họ cả về lực, độ to nhỏ hoặc về trọng lượng đều mạnh hơn tay trái.

Voi biển và voi (rừng) có phải là họ hàng với nhau không?

Voi là động vật mà mọi người đều rất quen thuộc, trong khu rừng nhiệt đới rậm rạp, hay là trong vườn bách thú đều có thể nhìn thấy bóng dáng của...

Tàu đệm không khí chạy trên mặt nước như thế nào?

Vài năm trở lại đây, một loại tàu thuỷ “đánh bộ” có cánh bay trên mặt nước đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Khi chạy, thân tàu hoàn toàn...

Vì sao trên không ở vùng cực Trái Đất có lỗ thủng ozon?

Tương truyền đời xưa Thủy thần và Hỏa thần gặp nhau, vì tranh quyền xưng bá thiên hạ nên sát phạt lẫn nhau. Thủy thần đại bại vì căm tức mà húc đầu...

Tại sao thực vật lại dự đoán được động đất?

Mọi người đều biết trước khi xảy ra động đất không ít động vật sẽ xuất hiện trạng thái bất thường, phản ứng của chúng có lúc còn nhạy cảm hơn cả máy...

Tại sao mèo thích ăn cá và chuột?

Thì ra mèo hoạt động về ban đêm, trong cơ thể của mèo có một chất cần thiết để tăng thị lực nhìn đêm, đó là axit diaminethanosunfonic C2H7NO3S, tên thương mại là taurin.