Tại sao chim gõ kiến không bị chấn động não?

Trong rừng sâu, thường có thể nghe thấy âm thanh của chim gõ kiến dùng mỏ mổ "cốc, cốc, cốc" vào thân cây. Đó là chim gõ kiến đang "chữa bệnh" cho những cây bị côn trùng có hại xâm nhập đấy!

Khi chim gõ kiến phát hiện ra cây có côn trùng liền mổ vỡ cây, dùng chiếc lưỡi dài, nhỏ, có thể co duỗi tự do, phần trước có mọc ra móc câu ngắn và có nước dãi rất dính đưa sâu vào trong cây, lôi côn trùng có hại ra ngoài và ăn thịt chúng. Để bắt được côn trùng có hại ở nơi sâu của thân cây, đầu của nó và thân cây gần như thành góc 900, và mổ cốc, cốc, cốc... Từ sớm đến tối gõ không ngừng nghỉ. Nếu vào mùa sinh đẻ, nó gõ càng hăng say hơn, thậm chí còn dùng tiếng gõ gỗ để "hát đối" tranh giành khu vực.

Theo điều tra, chim gõ kiến một ngày có thể phát ra hơn 500 - 600 lần tiếng gõ gỗ, tốc độ mỗi một lần gõ đạt đến 555 m/s, gấp 1,4 lần tốc độ âm thanh trong không khí và tốc độ lắc lư đầu nhanh hơn, khoảng 580 m/s, tốc độ còn nhanh hơn so với viên đạn khi ra khỏi nòng súng. Khi gõ gỗ, lực gõ vào mà đầu của nó phải chịu tương đương với 1000 lần trọng lực phải chịu. Tại sao đầu của chim gõ kiến chịu được lực gõ vào lớn đến như vậy, lại vẫn bình yên vô sự, mà không bị chấn động não?

Các nhà khoa học đã giải phẫu đầu của chim gõ kiến, phát hiện thấy bí mật nằm ở phần đầu. Đầu gõ kiến có một bộ phận chống rung chặt chẽ. Đầu của chim gõ kiến rất cứng, nhưng chất xương lại giống như hải miên, vừa xốp vừa đầy thể khí, trong vỏ sọ có một lớp màng não ngoài rất bền vững, kiên cố, có một khe hở hẹp, có thể làm yếu đi sự truyền dẫn của sóng dao động. Từ mặt cắt ngang của phần đầu cho thấy tổ chức não của nó rất chặt chẽ. Thêm vào đó hai bên đầu của chim gõ kiến còn có hệ thống cơ thịt rất khoẻ, có tác dụng chống rung. Như vậy, chim gõ kiến khi gõ cây không bị chấn động não.

Tại sao hệ thống đường ống sẽ trở thành hình thức giao thông quan trọng trong tương lai?

Tàu thuyền chạy trên sông biển, xe cộ chạy trên đất liền, máy bay bay trên trời, là ba hình thức giao thông vận tải lớn mà chúng ta đều quen thuộc,...

Tại sao trên chợ không có bán cá hố và cá hoa vàng còn sống?

Cá hố và cá hoa vàng mà chúng ta thường thấy bán trên chợ đều là chết, từ trước đến nay chưa từng nhìn thấy cá hố và cá hoa vàng sống bơi đi bơi lại trong bể nước giống như cá chép, cá mè...

Vì sao miền Đông Nam Trung Quốc mùa hè nhiều gió đông nam, mùa đông nhiều gió tây bắc?

Phần lớn miền duyên hải Trung Quốc mùa hè nhiều gió đông nam, mùa đông nhiều gió đông bắc. Hướng gió thay đổi theo mùa gọi là gió mùa.

Tại sao lại dùng đềxiben làm đơn vị đo cường độ âm thanh?

Chúng ta biết rằng, đềxiben được dùng làm đơn vị đo cường độ âm thanh. Tại sao lại như vậy?

Vì sao khí quyển có hiện tượng “triều”?

Những người sống ở vùng ven biển đều biết rằng, nước biển trong một ngày có lúc dâng lên có lúc hạ xuống. Hiện tượng mực nước biển lên xuống này là do...

Vì sao không nên uống nước sôi đun lại?

Không nên uống nước lã là điều vệ sinh thường thức mà ai cũng biết, thế nhưng như thế cũng không có nghĩa mọi loại nước đun sôi đều nên uống. Thực ra...

Vì sao trong sa mạc có ốc đảo?

Giữa sa mạc mông mênh cát trắng, không một giọt nước, thỉnh thoảng lại xuất hiện những ốc đảo xanh tươi với nhiều động thực vật đa dạng. Tại sao ở đây...

"Tiếng địa phương" của động vật được hình thành như thế nào?

Loài người do ở những khu vực không giống nhau nên đã xuất hiện những tiếng địa phương khác nhau. Vậy thì động vật có tiếng địa phương hay không?

Bài toán 36 sĩ quan là gì?

Bài toán 36 sĩ quan bắt nguồn từ một truyền thuyết. Truyện kể rằng có lần một quốc vương nước Phổ tiến hành một cuộc duyệt binh lớn, truyền lệnh cho...