Vì sao miền Đông Nam Trung Quốc mùa hè nhiều gió đông nam, mùa đông nhiều gió tây bắc?

Phần lớn miền duyên hải Trung Quốc mùa hè nhiều gió đông nam, mùa đông nhiều gió đông bắc. Hướng gió thay đổi theo mùa gọi là gió mùa. Cùng với sự chuyển hướng của gió đã đưa lại thời tiết và khí hậu khác nhau rõ rệt.

Khi mùa đông gió mạnh, luồng gió từ lục địa tây bắc thổi tới, không khí giá buốt và khô ráo, rất ít mưa. Về mùa hè luồng gió mạnh từ biển đông nam thổi tới, không khí đó ấm và ẩm ướt, mưa nhiều.

Hiện tượng gió mùa trên thế giới rõ nhất phải kể đến vùng miền Đông và miền Nam châu Á. Cho nên khu vực Đông Nam Trung Quốc trở thành khu vực gió mùa nổi tiếng. Ở đó hướng gió mùa đông và mùa hạ hầu như ngược nhau. Ví dụ Thượng Hải tháng giêng gió bắc (bao gồm gió tây bắc, gió bắc và gió đông bắc) khoảng 62%, tháng 7 thiên về gió nam, chiếm 57%. Quảng Châu tháng giêng gió bắc 55%, tháng 7 gió nam 52%. Gió mùa đông và mùa hạ gây nên những đặc điểm thời tiết và khí hậu khác nhau, đặc điểm chủ yếu và rõ nhất là mùa đông khô ráo, mùa hè nhiều mưa. Vì sao khu vực Đông Nam Trung Quốc đặc điểm gió mùa rất rõ? Muốn nói rõ điều đó phải bắt đầu nói từ nguyên nhân hình thành gió mùa. Như ta đã biết, mùa đông và mùa hè nhiệt độ không khí ở biển và đất liền hoàn toàn khác nhau. Mùa đông biển ấm hơn lục địa, mùa hè biển mát hơn lục địa. Nhiệt độ khác nhau gây ra khí áp cũng khác nhau. Mùa đông nhiệt độ không khí trên đất liền thấp hơn, nên áp suất không khí cao hơn, nhiệt độ không khí trên biển cao hơn nên áp suất không khí thấp hơn, ngược lại mùa hè nhiệt độ không khí trên biển thấp hơn nên áp suất không khí cao hơn, còn trên đất liền nhiệt độ không khí cao hơn nên áp suất không khí thấp hơn. Vì giữa biển và lục địa chênh nhau về áp suất không khí cho nên không khí chỗ áp suất cao sẽ chuyển động đến chỗ áp suất thấp, vì vậy mùa đông nhiều gió tây bắc, mùa hè nhiều gió đông nam.

Chênh lệch nhiệt độ giữa biển và lục địa càng lớn thì áp suất không khí chênh nhau càng nhiều, gió mùa sẽ càng mạnh. Trên thế giới có một số vùng hiện tượng gió mùa không rõ lắm, đó là vì sự khác biệt áp suất không khí giữa biển và lục địa không rõ rệt, cho nên gió mùa bị luồng gió vốn có che lấp đi. Gió mùa ở vùng Đông Nam Trung Quốc mạnh là vì liên quan với đặc điểm địa lý và sự phân bố giữa đất liền và biển. Châu Á là vùng đất nối liền với châu Âu, gián tiếp nữa là nối liền với châu Phi vì chỉ cách biển Hồng Hải khoảng cách rất nhỏ. Cả vùng đông nam và phương Nam khối lục địa mênh mông này là vùng biển rộng lớn cho nên nhiệt độ và áp suất không khí giữa biển và lục địa chênh nhau rất lớn. Mùa đông trên đất liền áp suất không khí cao, mùa hè lại bị áp suất không khí thấp thay thế. Mùa hè áp suất không khí trên biển cao, còn mùa đông áp suất không khí thấp. Miền Đông Nam Trung Quốc ở vào khu vực áp suất không khí lúc cao, lúc thấp này cho nên gió mùa rất nổi bật.

Trên mặt trăng có núi lửa hoạt động hay không?

Từ năm 1969 trở lại đây, con người từng 8 lẩn lên Mặt trăng (bao gồm cả hai lẩn lên Mặt trăng không có người) và đã mang về vài triệu gramvật phẩm từ Mặt trăng...

Tại sao cúc điềm điệp có thể tạo ra đường được?

Phàm là chất mà đầu lưỡi chúng ta cảm thấy ngọt chính là vị đường. Đường là một vị hầu như không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của con...

Vì sao cỏ quyển bá quấn đã khô ngâm vào nước lại có thể tươi lại?

Bạn đã từng nghe nói về cỏ quyển bá quấn chưa? Loại cỏ này kì lạ lắm. Bình thường, bạn có thể để khô, cất vào một góc, lá quyển bá quấn sẽ cuộn lại,...

Tại sao khi gõ vào đồ sứ có thể phán đoán được chất lượng?

Khi mua đồ sứ, người ta thường quen tay gõ vào thành bên ngoài của nó. Nếu đồ sứ phát ra tiếng giòn vang, người ta sẽ chọn mua, còn nếu phát ra âm thanh đục và rè, người ta sẽ đặt trả lại trên giá.

Vì sao con người không sống hết tuổi thọ tự nhiên?

Sinh trưởng, phát dục, già yếu, tử vong là quá trình tất yếu của sinh mệnh con người. "Trường sinh bất lão" chỉ là mơ ước thần thoại trong những câu chuyện cổ tích.

Tại sao trên mình của hà mã thỉnh thoảng có thể bị "chảy máu"?

Chúng ta biết rằng, hà mã tuy là động vật trên cạn, nhưng đại bộ phận thời gian của nó vẫn ngâm mình ở dưới nước. Đương nhiên, hà mã thỉnh thoảng cũng...

Tại sao cầu vồng lại tròn và thường kép?

Những cẩu vòng thông thường nhất được hình thành khi ánh sáng Mặt trời chiếu qua các hạt mưa. Các giọt mưa này có tác dụng giống như lăng kính và tán...

Tai sao tất ướt rất khó tháo ra?

Mỗi người đều biết rằng: Găng tay và tất chân bị ẩm rất khó tháo ra. Vì nguyên do gì vậy?

"Người thám hiểm Mặt trăng" đã tìm thấy nước trên mặt trăng như thế nào?

Cuối thế kỷ XX "Người thám hiểm Mặt Trăng" đã phát hiện trên Mặt Trăng có nước. Tin này đối với loài người, vui mừng như Côlômbô phát hiện ra đại lục...