"Tiếng địa phương" của động vật được hình thành như thế nào?

Loài người do ở những khu vực không giống nhau nên đã xuất hiện những tiếng địa phương khác nhau. Ví dụ, khu vực Giang Nam ở Trung Quốc thì nói tiếng Tô Bắc, tiếng Ninh Ba, tiếng Tô Châu, tiếng Thiệu Hưng v.v. Vậy thì động vật có tiếng địa phương hay không?

Vào đầu thập kỉ 70 của thế kỉ XX, hai vợ chồng nhà nghiên cứu loài cá voi nổi tiếng ở Mĩ, khi khảo sát cá voi đã phát hiện ra rằng, tiếng kêu của cá voi sống ở vùng biển Đại Tây Dương rất khác so với cá voi sống ở vùng biển Hawai Thái Bình Dương, điều này có phải là do cá voi sống ở trong những khu vực khác nhau có "tiếng địa phương" khác nhau không?

Nhà khoa học Nhật Bản chuyên nghiên cứu ngôn ngữ của các loài cá heo cho rằng, ngôn ngữ của loài cá heo rất giống với ngôn ngữ của loài người, không chỉ có "tiếng phổ thông" thông dụng, mà còn có "tiếng địa phương" đặc biệt của mình. Ông đã đưa ra một ví dụ, loài cá heo Quan Đông sống ở Đại Tây Dương có 17 loại ngôn ngữ, còn loài cá heo Quan Đông sống ở Thái Bình Dương có 16 loại ngôn ngữ, giữa chúng có 9 ngôn ngữ là thông dụng, chiếm khoảng một nửa, còn một nửa ngôn ngữ khác là mỗi bên tự có, đều không nghe hiểu lẫn nhau, đó chính là tiếng địa phương của loài cá heo.

Cách đây không lâu, một nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu hải dương thế giới ở San Diego của Mĩ và một nhà khoa học thuộc Trung tâm dịch vụ động vật hoang dã của Canađa, khi tìm hiểu về loài báo biển ở châu Nam Cực đã cùng phát hiện ra tiếng kêu của loài báo biển ở vùng biển bán đảo Nam Cực khác với tiếng kêu của loài báo biển sống ở vùng biển ở gần eo biển Mc Murdo.

Gần đây, nhà nghiên cứu về loài chim ở Trường đại học của xứ Wales đã dùng khí cụ thanh phổ lần lượt thu tiếng hót của chim ở xứ Wales và vùng Sussex đã phát hiện ra rằng tuy chúng cùng một loại chim nhưng sự vận động hài hoà của thanh âm và âm điệu của tiếng hót khác nhau. Điều này đã cho thấy không chỉ có các con thú biển có tiếng địa phương mà loài chim cũng có tiếng địa phương, vấn đề là trước đây chúng ta chưa nghiên cứu qua. Vậy thì "tiếng địa phương" của động vật được hình thành như thế nào? Các nhà khoa học cho rằng cùng một loài động vật sống ở nơi khác nhau tính từ ngày chúng vừa ra đời thì vẫn là tiếng kêu nghe được của động vật ở khu vực đó, trong quá trình trưởng thành sau này, chúng không ngừng mô phỏng âm thanh tự mình nghe được, lâu dần tiếng kêu của động vật ở khu vực này hình thành những đặc điểm nhất định, do vậy, "tiếng địa phương" của động vật dần dần xuất hiện. Điều này giống với trường hợp hình thành tiếng địa phương của loài người.

Vì sao tích của 4 số tự nhiên liên tiếp cộng 1 nhất định là một số chính phương?

Bạn chọn tuỳ ý bốn số tự nhiên liên tiếp, thành lập tích của chúng và cộng thêm 1, không kể kết quả phép tính là bao nhiêu nhưng điều chắc chắn số...

Người máy "nhìn thấy" vật thể như thế nào?

Thông tin mà con người có được từ ngoại giới thì 80% là thông tin thị giác. Bởi vậy, con mắt là cơ quan quan trọng của con người.

Vì sao tã lót "thấm nước" lại không bị ướt nước tiểu?

Các loại tã lót truyền thống hễ gặp nước tiểu thì bị thấm ướt làm các bà mẹ trẻ cảm thấy hết sức phiền phức khi phải thay tã lót nhiều lần. Còn loại...

Vì sao lông mày không dài như tóc?

Mỗi người đều có lông mày. Giống như tóc, lông mày đều mọc lên từ da.

Ngành nông nghiệp trang thiết bị hiện đại hóa là gì?

Ngành nông nghiệp truyền thống, ở một mức độ rất lớn, đang chịu sự hạn chế của điều kiện môi trường, như nhiệt độ, lượng mưa, đất đai và sâu bệnh, ảnh...

Gió được hình thành như thế nào?

Cờ bay phấp phới, thuyền buồm chạy băng băng, mặt nước dập dềnh, sóng vỗ oàm oạp tất cả những cái này đều do gió gây nên. Lúc gió dịu dàng thì cây cối...

Các thành phố lớn đông dân cư thì xây dựng đường tàu điện ngầm thế nào?

Tàu điện ngầm hiện nay đã trở thành một phương tiện giao thông quan trọng của thành phố, nó đã làm giảm nhiều tình trạng giao thông chen chúc ở trên...

Bài toán “Hàn Tín điểm binh” là thế nào?

Bài toán “Hán Tín điểm binh” là một trò chơi dự đoán số thú vị. Giả sử bạn cầm trong tay một số lá cờ (trên dưới 100 lá), trước hết bạn chập thành...

Tại sao cua sau khi nấu chín biến thành màu đỏ?

Cua là một món ăn ngon mà rất nhiều người thích ăn. Một điều thú vị là cua sống, trên lưng có màu xanh đen nhưng sau khi đun chín sẽ biến thành màu đỏ cam tươi, vậy thì trong đó có những bí mật gì vậy?