Tại sao vi sinh vật trong đất lại rất nhiều?

Nếu như từ trong một miếng đất màu mỡ, bạn lấy ra một ít đất đặt dưới kính hiển vi kiểm tra thì sẽ phát hiện có rất nhiều vi sinh vật hình thù kì lạ, đủ kiểu sống ở trong đất, tưởng như là đi vào trong một thế giới muôn màu muôn vẻ. Trong 1 gam đất như vậy, số lượng các vi sinh vật có thể nhiều tới mấy tỉ, do vậy con người gọi đất là "ngôi nhà" mà các vi sinh vật thích cư trú nhất.

Tại sao trong đất lại có nhiều vi sinh vật đến như vậy? Nguyên nhân chủ yếu nhất là do đất đã cung cấp đầy đủ cho vi sinh vật thức ăn và môi trường sinh sống thích hợp.

Chúng ta đã biết, sau khi các loài động thực vật chết đi, thi thể của chúng được chôn trong đất. Điều này làm cho vi sinh vật có nguồn thức ăn không bao giờ cạn. Ngoài ra, trong đất còn có nhiều chất khoáng, như kali, natri, magiê, sắt, lưu huỳnh, photpho..., những khoáng chất này đều là những vật chất cần thiết để bảo đảm cho vi sinh vật có thể sinh trưởng bình thường.

Đối với vi sinh vật mà nói thì đất là một môi trường sống đặc biệt thích hợp. Bởi vì trong đất có hàm lượng nước nhất định có thể đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng của vi sinh vật, có lượng không khí vừa phải để cung cấp cho vi sinh vật thở, độ axít trong đất gần như trung tính, làm cho đại đa số vi sinh vật đều có thể thích ứng. Ngoài ra còn có một điểm rất quan trọng nữa là sự thay đổi nhiệt độ của bốn mùa trong một năm dưới lòng đất không nhiều, mùa hè không phải chịu cái nóng của Mặt Trời chói chang, mùa đông không có gió lạnh thổi.

Do đất có điều kiện môi trường ưu việt như vậy, nó chính là môi trường sống lí tưởng cho nhiều vi sinh vật, do vậy, rất nhiều vi sinh vật muốn sinh sống trong lòng đất.

Vì sao thép không gỉ lại bị gỉ?

Ngày nay các vật dụng chế bằng thép không gỉ ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Các đồ dùng bằng thép không gỉ như cốc, liễn...

Vì sao ở Nam Cực lại nhiều vẩn thạch đến thế?

Vẫn thạch đối với các nhà thiên văn mà nói là "tiêu bản thiên thể" rất khó kiếm được. Chưa ai từng nghĩ đến trong điều kiện không có tư liệu và đầu...

Có phải kim loại hiếm đều thực sự "hiếm có" không?

Trong "đại gia đình" kim loại có đến 53 kim loại được gọi là kim loại hiếm. Nhưng liệu có phải các kim loại được gọi là hiếm tất cả đều ít có không?...

Tại sao vật liệu nhựa cũng có thể dùng làm nhà?

Hàng trăm hàng ngàn năm nay, nhà ở của con người phần lớn là làm bằng tre, gỗ hoặc đất, đá. Trong kiến trúc hiện đại, kết cấu bê tông cốt thép rắn,...

Bí mật của động vật ngủ đông là gì?

Ngủ đông là một "pháp bảo" để động vật trốn tránh mùa đông lạnh giá với thức ăn thiếu thốn.

Vì sao các đường ô tô lên núi đều quanh co uốn khúc?

Ôtô muốn từ chân núi chạy lên, không thể chạy thẳng đứng được, bao giờ cũng theo đường vòng vèo quanh núi mà chạy dần lên. Khi làm như vậy, chẳng những xe chạy được tương đối an toàn mà còn đỡ tốn sức nữa...

Vì sao khi nước vào tai thì không nghe rõ?

Khi bơi, nước rất dễ vào tai. Lúc đó, bạn sẽ cảm thấy nghe không rõ những âm thanh chung quanh.

Tại sao vận động viên thể dục dụng cụ phải xoa bột vào tay?

Vận động viên thể dục dụng cụ trước khi lên biểu diễn (xà đơn xà kép, xà lệch) đều nhúng tay vào trong chậu đầy bột màu trắng và xoa xoa một lúc. Tại sao họ lại làm như vậy?

Tại sao bề mặt cốt thép có loại có gân, có loại lại trơn nhẵn?

Trên công trường xây dựng thường chất đầy các loại cốt thép to nhỏ khác nhau, trong đó, có một số cốt thép bề mặt của nó được cán thành gân kiểu xoắn...