Tại sao cá hải quỳ thích sống cùng với hải quỳ?

Trong vùng nước nhiệt đới ở ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, có một loài cá kì lạ sinh sống. Bởi vì diện mạo bên ngoài của chúng ít nhiều giống vai hề trang điểm trên sân khấu, do vậy được gọi là "cá hề". Và còn vì chúng thích sống với hải quỳ, nên người ta cũng gọi chúng là "cá hải quỳ".

Các nhà sinh vật học hải dương để hiểu hơn nữa loài cá kì lạ này, đã nhiều lần lặn xuống đáy biển quan sát. Họ phát hiện ra rằng quan hệ ỷ lại của cá hải quỳ với hải quỳ còn mật thiết hơn trong tưởng tượng. Có thể nói rằng, cá hải quỳ hầu như không rời khỏi hải quỳ 1 m, một khi vượt ra khỏi phạm vi này, thì nó giống như lạc mất phương hướng vậy, chúng di chuyển không hề có mục tiêu trong nước. Ngoài ra, đã mất đi khả năng phòng vệ bình thường của cá, dẫn đến rất nhanh bị kẻ săn mồi nuốt gọn. Xem ra, cá hải quỳ mà thiếu hải quỳ sẽ khó có thể sinh tồn được.

Vậy thì tại sao sự sinh tồn của cá hải quỳ lại không tách rời hải quỳ được? Bởi vì trong hải dương mênh mông, cá hải quỳ là một loài động vật nhỏ bé, khi chúng bị tác động vật chất khác uy hiếp, liền lập tức trốn vào trong tua cảm của hải quỳ, giống như tìm được chiếc ô bảo vệ và được an toàn. Xung quanh hải quỳ có rất nhiều tua cảm, trên tua cảm phân bố nhiều tế bào gai có độc, nếu như có sinh vật nào chạm vào nó, thì dịch độc sẽ cùng với vòi gai châm vào trong cơ thể kẻ xâm phạm, làm cho kẻ đó trúng độc tê liệt đi, sau đó dùng tua cảm từ từ đưa nó vào miệng và thành thức ăn trong bụng. Cá hải quỳ và hải quỳ sống cộng sinh với nhau, đối với hải quỳ cũng có lợi, có thể kiếm được nhiều thức ăn hơn.

Điều thú vị là hải quỳ tuyệt đối không bao giờ phóng dịch độc đối với cá hải quỳ, bởi vì trên thân của chúng có một lớp dịch dính mê hoặc hải quỳ, làm cho hải quỳ nhận lầm là đồng loại của chúng.

Vì sao có thể phá mưa đá bằng phương pháp nhân tạo?

Mưa đá là thời tiết có hại. Mưa đá to phá huỷ mùa màng, làm sập nhà cửa, gây thương tích cho người và súc vật.

Vì sao thanh, thiếu niên dễ bị vẹo cột sống?

Để cơ thể phát triển được bình thường, thanh, thiếu niên cần có tư thế ngồi đúng. Có một số thanh, thiếu niên do ngồi sai tư thế nên cột sống phát...

Tại sao tàu phá băn có thể phá được băng?

Mỗi khi mùa đông đến, các vịnh cảng và mặt biển ở phương Bắc thường bị đóng băng, làm cản trở tàu bè đi lại. Để tiện cho việc tàu bè có thể ra vào...

Sức mạnh của người máy từ đâu mà ra?

Khi ta bước vào nhà máy, hoặc là trông thấy rất nhiều người máy đang làm việc liên tục, có cái thì chuyên chở vật liệu, có cái thì đang tác nghiệp...

Năm mươi vạn năm sau, loài người sẽ trở thành thế nào?

Nếu tính từ bây giờ, qua năm mươi vạn năm nữa, loài người sẽ biến đổi ra sao? Đó là một câu hỏi được nhiều người quan tâm hứng thú.

Vì sao mỗi người đều có lỗ rốn ở bụng?

Mỗi người ở bụng đều có lỗ rốn. Lỗ rốn này đã xuất hiện như thế nào? Thai nhi được hình thành và phát triển trong bụng mẹ.

Con người lợi dụng thuỷ triều để phát điện như thế nào?

Hiện tượng thủy triều, hải lưu và sóng đều là những phương thức vận động chủ yếu của nước biển. Người ta lợi dụng sự lên xuống của thuỷ triều để chạy các tua bin của máy phát điện.

Thế nào là vật liệu có công năng y học?

Khi các nội tạng của người như tim, phổi, thận bị bệnh sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ, nếu bị bệnh nặng có thể mất chức năng cho sự sống, uy hiếp...

Tại sao các kiến trúc cao tầng nếu xây dựng tầng hầm ở dưới thì có thể thay cho đóng cọc?

Muốn làm nhà trước hết phải xây dựng móng, móng phải thật vững chắc thì nhà mới ổn định được. Vì vậy, hàm nghĩa của cụm từ "đặt nền móng vững chắc...