Like
Share
Copy link
Chúng ta đã biết trong các phép toán ở bậc tiểu học người ta gọi một số chia hết cho 2 là số chẵn, một số không chia hết cho 2 là số lẻ. Thế thì số 0 là số chẵn hay số lẻ. Khi ta nói đến số chẵn hay số lẻ nói chung là để dành cho các số tự nhiên. Số 0 không phải là số tự nhiên nên tạm thời không bàn đến. Thế nhưng có thể nghiên cứu vấn đề này không? Câu trả lời là không chỉ có thể nghiên cứu mà cần phải nghiên cứu. Không những cần nghiên cứu số 0 không phải là số tự nhiên duy nhất đã học trong thuật toán mà sau khi học đại số ở bậc trung học còn phải mở rộng khái niệm số chẵn - lẻ đến phạm vi các số âm.
Tiêu chuẩn xem xét cũng khá đơn giản: Phàm các số chia hết được cho 2 là số chẵn, số không chia hết cho 2 là số lẻ.
Cần nhấn mạnh khái niệm chia hết khi thương số là số nguyên mà phép chia không có số dư. Hiển nhiên 0: 2 = 0, thương số 0 thu được là số nguyên nên số không là số chẵn. Tương tự, các số: -2, -4, -6, -8, -10, -360, -2578,...là các số chẵn, còn các số -1, -3, -5, -7, -249,-1683 v.v...là các số lẻ.
Có phải các phương trình đều có thể giải bằng công thức không?
Tại sao chân ngựa phải đóng móng sắt?
Vì sao trước và sau nhà cần trồng thảm cỏ?
Vì sao phải bảo tồn tính đa dạng của sinh vật?
Vì sao khi Trái Đất gần Mặt Trời nhất thì Trung Quốc lại là mùa đông?
“Bài toán qua đò” có bao nhiêu lời giải?
Tại sao cây ngân hạnh ra hoa nhiều nhưng kết quả lại ít?
Hệ Mặt trời lớn bao nhiêu?
Thế nào là chất dẻo công trình?