Tại sao âm nhạc lại có thể thúc đẩycây trồng phát triển?

Chúng ta hay nói “đàn gảy tai trâu” để ví một người không hiểu gì về âm nhạc. Nhưng trong chuồng bò, chuồng gà mà thường xuyên phát ra những bản nhạc hay thì lại có thể kích thích bò ra nhiều sữa hơn, gà đẻ trứng nhiều hơn. Có thể thấy “đàn gảy tai trâu” được coi là một biện pháp tăng sản?

Trâu bò là loài động vật bậc cao, chúng có hệ thống thần kinh thính giác và hoàn chỉnh, nên “đàn gảy tai trâu” mà ra nhiều sữa là một việc có thể lí giải. Vậy âm nhạc có kích thích thực vật sinh trưởng không?

Ở Ấn Độ, có một nhà khoa học, ông thường chơi đàn violon trong vườn hoa, hay phát một vài bản nhạc giao hưởng, thời gian qua đi, ông phát hiện cây hoa trong vườn mọc lớn lạ lùng. Sau đó ông chính thức làm một thí nghiệm: trong khoảng một mẫu ruộng lúa, hàng ngày phát 25 phút nhạc giao hưởng. Sau một tháng ông phát hiện lúa trong ruộng này đều có thân cao quá 30 cm, so với những cây lúa ở cùng một diện tích ruộng nhưng không có âm nhạc, sinh trưởng lớn khỏe hơn nhiều.

“Tri âm” của âm nhạc không chỉ có lúa nước, hàng sáng phát nhạc khoảng 25 phút cho loài tảo đen, không đến 10 ngày, tảo đen cũng có thể sinh sôi “con cháu đầy đàn”. Hoa xấu hổ mỗi buổi sáng được “thưởng thức” 25 phút nhạc cổ điển, cũng giống như tinh thần được sảng khoái hơn, dẫn đến tốc độ sinh trưởng nhanh rõ rệt. Cây cối sau khi được âm nhạc kích thích, cũng sẽ thay đổi cành lá xum xuê. Theo quan sát, cây thuốc lá, cây bóng nước, hoa tán vàng đều có “linh cảm” đối với âm nhạc.

Âm nhạc có thể thúc đẩy thực vật sinh trưởng là do tác dụng kích thích của sóng âm thanh. Chúng ta biết rằng, trên bề mặt phiến lá của thực vật phân bố rất nhiều lỗ khí. Lỗ khí là “cửa sổ” của thực vật với môi trường bên ngoài tiến hành trao đổi khí và bay hơi nước. Sau khi âm thanh phát ra, sự vận động hài hòa thanh âm của âm nhạc qua không khí truyền đi sản sinh ra những sóng âm thanh có tiết tấu, sự chấn động của sóng âm thanh này kích thích các lỗ khí trên bề mặt lá, có thể làm cho lỗ khí nở to hơn. Sau khi lỗ khí nở to ra, thực vật tăng việc hấp thụ các sản phẩm của tác dụng quang hợp – cacbon đioxit, khiến cho tác dụng quang hợp của thực vật càng sôi động hơn, chất hữu cơ hợp thành không ngừng tăng lên, cung cấp cho sự phát triển của thực vật càng nhiều năng lượng, như vậy thực vật sẽ sinh sôi sống động rõ rệt.

Thực vật cũng chọn lọc đối với âm nhạc, nói chung âm thanh réo rắt, tần số dao động nhanh, hiệu quả kích thích tốt. Ở nước ngoài, có một số nước đã sử dụng những sóng siêu thanh tần số cao (mỗi giây rung trên 20 nghìn lần, vượt quá phạm vi thính giác của con người) để kích thích các loại cây như khoai tây, cải bắp, các loại mạch, rau, táo và các cây khác đều thu được hiệu quả tăng sản rõ rệt. Nhưng thực vật không phải được cải thiện tốt hơn đối với sóng siêu âm. Thực tế đã chứng minh, sóng siêu âm lượng ít có thể kích thích tế bào phân li; lượng trung bình ức chế tế bào phân li, lượng lớn thì làm chết tế bào.

Âm nhạc có thể thúc đẩy thực vật sinh trưởng đã khiến cho các nhà khoa học có những gợi mở: nếu tìm ra sở thích âm nhạc ở những thời kì sinh trưởng khác nhau của thực vật, sẽ tạo ra những bản nhạc phù hợp với nhu cầu của chúng, không chừng có thể nâng cao năng suất của sản xuất nông nghiệp.

Con người làm sao biết được đáy biển?

Trước đây đại dương luôn được con người gọi là thế giới thần bí. Từ cổ xưa con người đã sáng tác nhiều chuyện thần thoại đẹp làm xúc động lòng người...

Trên thế giới chỗ nào lạnh nhất và nóng nhất?

Bạn có biết trên thế giới chỗ nào lạnh nhất và nóng nhất không? Trên thế giới chỗ lạnh nhất là Châu Nam Cực, nhiệt độ bình quân năm là -25°C, nhiệt độ...

Loài Khủng Long có thật hay không?

Những con Khủng long sống trên Trái đất cách đây tới hai trăm triệu năm và đã biến mất khỏi Trái đất của chúng ta khoảng chừng sáu mươi lăm triệu năm.

Gấu trúc (gấu mèo) có thể tuyệt chủng không?

Thời kì đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nơi cư trú chủ yếu của gấu trúc - vùng Mân Sơn phía Tây Bắc tỉnh Tứ Xuyên đã xảy ra sự kiện: loại trúc mũi tên...

Vì sao dùng vệ tinh có thể thăm dò tài nguyên Trái đất?

Vệ tinh dùng để thăm dò và nghiên cứu tài nguyên Trái Đất gọi là vệ tinh tài nguyên. Nó là một loại vệ tinh ứng dụng rất quan trọng.

Tại sao nói "Cây to rễ sâu"?

Đối với loài thực vật, rễ cây có sâu thì lá mới dày, lá dày thì hoa mới nở rộ. Rễ của loài thực vật Kiều mộc có thể cắm sâu dưới lòng đất từ 1 2 m;...

Vì sao khi đổ bộ vào đất liền thì cường độ của bão giảm xuống nhưng mưa lớn không ngừng?

Bão là vòng tròn khí lớn nhiệt đới xoay tròn dữ dội ở trung tâm khí áp thấp bao quanh. Sau khi đi vào đất liền, cơn bão chịu ảnh hưởng của ma sát mặt...

Vì sao dưới đất có nhiều than đá?

Ai cũng biết than đá được khai thác từ dưới đất lên, nhưng vì sao dưới đất lại có nhiều than đá như thế? Muốn trả lời câu hỏi này cần phải biết được...

"Máy vi tính xanh" là máy vi tính màu xanh phải không?

Xã hội hiện đại ngày nay, máy tính được dùng rất rộng rãi. Từ những cửa hàng nhộn nhịp, đến các cơ quan ngân hàng, cơ quan nghiên cứu và các nhà máy...