Vì sao lại có loại giấy đốt không cháy?

Người ta thường nói “dễ cháy như giấy" để chỉ tính dễ cháy của giấy. Khi gặp lửa, giấy sẽ bị cháy thiêu.

Nhưng lại cũng có loại giấy có tính năng đặc biệt dù có đem đốt cũng không cháy mà chỉ bị lụi dần. Lại có loại giấy khi đem trùm lên lò lửa đương cháy rừng rực, sờ tay vào cũng không hề thấy nóng, không gây bỏng tay. Nếu để lên trên giấy một bình nước đun mãi vẫn không thấy sôi, đây là loại giấy bền với lửa, lại cách nhiệt, có thể dùng làm các tấm bìa chống cháy.

Nguyên liệu để sản xuất giấy thường dùng là loại thực vật có sợi. Các loại sợi thực vật là những hợp chất hữu cơ rất dễ cháy. Loại giấy chịu được lửa được sản xuất từ sợi amiăng, sợi thuỷ tinh. Thành phần chủ yếu của sợi thủy tinh là silic đioxit, đây là loại hợp chất không hề bị cháy. Tấm bìa cách nhiệt được sản xuất bằng ziriconi và ziriconi đioxit. Các loại sợi này có điểm nóng chảy rất cao, lửa không đốt cháy được. Nói chung nếu dùng loại giấy sản xuất bằng 100% silic đioxit có thể chịu nhiệt độ cao đến 500 - 700°C, dùng ziriconi silicat sản xuất có thể chịu đến nhiệt độ 1200 - 1300°C, còn nếu dùng ziriconi đioxit thì giấy có thể chịu được nhiệt độ 2500°C. Do sự phát triển của ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ, người ta sử dụng các loại giấy này trong các tên lửa, vệ tinh nhân tạo, trong các con tàu vũ trụ, để chế tạo các hệ thống cách nhiệt nhiều lớp, cách ly các nguồn nhiệt khỏi các vật liệu dễ cháy.

Ngoài ra khi tẩm giấy thường bằng các muối photphat hoặc halogenua cũng tạo được giấy cách nhiệt. Người ta ngâm giấy hoặc bìa thường vào dung dịch chất cách nhiệt (muối photphat hoặc halogenua) đem sấy khô ta cũng thu được loại vật liệu có tác dụng phòng hoả. Khi xử lý giấy với dung dịch este polyphotphoric thì khi gặp lửa sẽ hình thành thể thuỷ tinh và giấy sẽ không bị cháy. Với loại giấy được xử lý với các chất phòng hoả người ta có thể dùng để dán tường cũng có tác dụng chống cháy và cách nhiệt.

Với loại giấy viết thường đem xử lý với chất phòng hoả có thể dùng để in các văn kiện lưu trữ. Để mỗi khi tiếp xúc với lửa, văn kiện cũng không kịp bị cháy mất.

Con tê tê bắt kiến như thế nào?

Tê tê còn được gọi là xuyên sơn giáp, toàn thân được phủ lớp vảy cứng, giống như võ sĩ thời cổ đại khoác áo giáp sắt vậy, nhưng tính cách của nó lại rất ôn hoà, chưa bao giờ đánh nhau với các động vật lớn khác.

Người câm điếc có thể dùng điện thoại không?

Maria là cô gái câm điếc sinh ra tại đất nước Ôxtrâylia. Lúc ba tuổi, do sự cố trong điều trị mà từ đó cô phải sống trong thế giới vô thanh.

Tại sao hương hoa lại chữa được bệnh?

Ở Tajikistan có một bệnh viện rất lạ lùng, trong bệnh viện này, các bác sĩ, y tá chữa bệnh cho bệnh nhân không phải là tiêm, uống thuốc, cũng không...

Tại sao máy tính có thể chụp ảnh cho ta?

Những năm gần đây, ở những nơi đông người như sân ga tàu điện ngầm, siêu thị thỉnh thoảng ta thấy có quầy chụp ảnh vi tính. Tại đây, chỉ cần bỏ vài...

Vì sao có "Ngày Trái Đất"?

Trong những thập kỉ 50 – 60 của thế kỉ XX, ở phương Tây một số nước công nghiệp phát triển đã liên tiếp xảy ra nhiều sự kiện gây tổn hại chung, chấn...

Kiến trúc vỏ mỏng có những ưu điểm gì?

Kiến trúc vỏ mỏng là một loại kiến trúc thân vỏ có dạng mặt cong làm bằng bê tông cốt thép, có thể đơn độc dùng làm mái nhà, cũng có thể ngay cả khối...

Từ đâu có sóng lừng?

Gió tạo nên sóng và chiều cao của sóng phụ thuộc vào sức gió, thời gian thổi của gió và diện tích của mặt nước mà gió thổi qua. Giả sử một cơn bão có...

Vì sao khu vực Giang Hoài có bầu trời màu vàng?

Hằng năm vào tháng 6 - 7 là lúc mơ chín rộ. Vùng Giang Hoài, Trung Quốc thường xuất hiện những ngày mưa liên miên, rất ít gặp thời tiết sáng sủa, độ...

Tại sao giữa quỹ đạo của sao Hoả và sao Mộc lại tập trung nhiều tiểu hành tinh đến vậy?

Vấn đề này đặt ra trước mắt các nhà thiên văn học một hai trăm năm nay rồi, nhưng cho đến nay vẫn chưa cho định luật thừa nhận chung.