Like
Share
Copy link
Thức ăn rán thơm, giòn, hợp khẩu vị nhưng khó tiêu hóa. Việc ăn quá nhiều một lúc hoặc ăn quá nhanh sẽ ảnh hưởng không lợi đối với dạ dày. Vì sao lại như thế?
Như ta đã biết, sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn là một quá trình rất phức tạp. Trong khoang miệng, răng nhai và nghiền nát, đầu lưỡi đảo và trộn đều thức ăn. Trong nước bọt có men amylase, có thể biến chất amylase thành đường mạch nha; trong dạ dày có men anbumin dùng để phân giải anbumin. Ruột non là "nhà máy gia công hóa học" lớn nhất có đủ các dạng men tiêu hóa. Các chất anbumin, amylase và mỡ chưa qua xử lý sẽ được gia công ở đây.
Thức ăn rán tương đối cứng, không dễ nhai nát và khó được trộn đều. Sau khi rán, đại bộ phận các hạt thực phẩm đều được bao bọc một lớp dầu mỡ, làm giảm sự tiếp xúc của nó với men anbumin hoặc amylase, gây khó tiêu.
Một thí nghiệm đã chứng minh rằng dịch vị được tiết ra nhiều hay ít có liên quan với tính chất của thức ăn. Khi ăn bánh bao, dịch vị tiết ra tương đối nhiều nên sức tiêu hóa mạnh; khi ăn đồ chứa mỡ, dịch vị tiết ra ít và chậm, sức tiêu hóa yếu. Sau khi ăn thịt, ta không cảm thấy đói vì thịt chứa nhiều mỡ, khó tiêu hóa, lưu lại trong dạ dày lâu nhất. Tương tự, thức ăn rán được bao bọc một lớp mỡ nên lâu tiêu.
Vì sao trong biển có một số đảo lúc chìm, lúc nổi?
Tại sao đèn pha chống sương mù của ô tô lại có ánh sáng màu vàng?
Tại sao thực vật có thể ăn côn trùng?
Vì sao đá hoa lại có nhiều màu?
Tại sao lại dùng tia nước để cắt vật liệu?
Tại sao cửa kính trước xe ô tô lại lắp nghiêng?
Có phải côn trùng hình gáo là những côn trùng có ích không?
Trí tuệ nhân tạo là gì?
Vì sao không thể tùy ý làm khô đầm lầy?