Vì sao cần dùng nước ấm để hoà tan bột giặt có thêm enzim?

Ngày nay trên thị trường có bán nhiều loại bột giặt có pha thêm enzim để giặt tẩy các vết mồ hôi, vết sữa, vết máu hoặc nước tiểu rất có hiệu quả, nên được mọi người hoan nghênh.

Nhưng việc sử dụng bột giặt có pha enzim cần phải đúng phương pháp, nếu không sẽ không có hiệu quả tốt. Nếu dùng nước sôi hoặc nước lạnh để hoà tan bột giặt hoặc không cho ngâm quần áo vào dung dịch bột giặt một thời gian thì bột giặt enzim không có tác dụng mà chỉ đạt đến mức của loại bột giặt thường. Vì sao vậy?

Trong các hoạt động của người và động thực vật đã xảy ra vô số các biến đổi hóa học. Có thể nói không ngoa rằng, men chính là "chìa khoá" của sự sống. Nói về mặt tiêu hoá, nếu không có men thì các thức ăn ta ăn vào phải 50 năm mới tiêu hoá hết. Còn dưới tác dụng của men, chỉ sau mấy giờ là tiêu hoá hết.

Điều kỳ diệu là men sinh ra trong sinh vật, khi rời khỏi cơ thể sinh vật vẫn còn giữ được hoạt tính sinh lý của men, có thể giúp các biến đổi hoá học xảy ra. Vì vậy người ta thường lấy các loại men từ cơ thể sinh vật hoặc men tổng hợp để sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau.

Thêm enzim vào bột giặt là một kiểu ứng dụng enzim, trong đó chủ yếu enzim protemaza, chúng chuyên giúp cho việc phân giải protein. Các vết bẩn mồ hôi, vết máu có thành phần chủ yếu là protein, nên bột giặt thông thường rất khó tẩy hết. Nếu thêm enzim vào bột giặt thì các protein enzim nhanh chóng phân giải các "vết bẩn protein" thành các chất đơn giản hoà tan được vào nước, do đó mà giặt sạch được.

Nhưng với các enzim, chỉ trên dưới 37°C (nhiệt độ cơ thể người) mới là nhiệt độ lý tưởng để chúng phát huy tác dụng. Nhiệt độ quá thấp, enzim khó hoạt động, nhưng ở nhiệt độ quá cao (trên 50°C), enzim mất hết hoạt tính, xem như bị "tử vong". Vì vậy dùng nước ấm 35 - 40°C để hoà tan bột giặt có pha enzim là tốt nhất.

Ngoài ra bột giặt dùng enzim phân huỷ protein cần có thời gian nhất định. Nên nói chung sau khi cho quần áo vào dung dịch bột giặt, cần ngâm quần áo khoảng 20 phút để enzim phát huy tác dụng mới nâng cao được hiệu quả.

Cần chú ý rằng, các enzim chỉ "sống" trong một thời gian nhất định nên bột giặt pha enzim thường có thời hạn sử dụng hiệu quả trong vòng nửa năm đến một năm. Để lưu giữ quá lâu, enzim sẽ mất hết hoạt tính và trở thành như bột giặt thông thường.

Sao chổi có khả năng va chạm với Trái đất không?

Nói đến sao chổi rất nhiều người nghĩ rằng sao chổi là một thiên thể đẹp đẽ có cái đuôi rất dài. Thời cổ đại sự xuất hiện của sao chổi thường được coi...

Tại sao mèo thích ăn cá và chuột?

Thì ra mèo hoạt động về ban đêm, trong cơ thể của mèo có một chất cần thiết để tăng thị lực nhìn đêm, đó là axit diaminethanosunfonic C2H7NO3S, tên thương mại là taurin.

Vì sao có người dễ chảy máu mũi?

Bình thường mũi không chảy máu. Mũi dễ chảy máu có thể là do bản thân lỗ mũi có bệnh, cũng có

Tại sao một cây đa có thể thành rừng?

Cây đa là một loại cây cao to lá xanh quanh năm, to rộng, thích những vùng nhiệt độ cao mưa nhiều, không khí ẩm ướt, nó phân bố phổ biến ở những vùng...

Thế nào là vật liệu công năng bậc thang?

Bạn có nghe nói đến thuật ngữ vật liệu công năng bậc thang chưa? Đây là một thuật ngữ mới được các nhà khoa học Nhật Bản đưa ra năm 1984. Nhưng có...

Sự phát tán của quả và hạt như thế nào?

Thực vật sinh trưởng suốt đời ở một chỗ cố định, không thể di chuyển được, vậy làm thế nào mà chúng vẫn có thể duy trì nòi giống, phân bố ở khắp mọi...

Tại sao lươn cái lại biến thành lươn đực?

Khi mổ lươn, ta thường phát hiện những con lươn to và ráp đều không có trứng mà những con nhỏ, mịn lại có trứng, vậy nguyên nhân do đâu?

Côn trùng bảo vệ mình bằng cách nào?

Trong các loài vật hiện có trên Trái Đất, côn trùng chiếm khoảng 80%, có thể nói rằng, trong lịch sử biến hoá mấy tỉ năm của giới động vật, côn trùng là đông nhất.

Vì sao vành ánh sáng của sao Thổ lại có dạng hình vành khuyên?

Sao Thổ là hành tinh thứ 6 quay quanh Mặt trời, người ta còn gọi sao Thổ là hành tinh ngoài, vì nó chuyển động quanh Mặt trời theo quỹ đạo bên ngoài...