Sao mạch xung là gì?

Mùa thu năm 1967 cô nghiên cứu sinh Bell và giáo sư Hewish Khoa thiên văn Trường đại học Liuser của nước Anh khi quan sát thiên văn đã phát hiện một tín hiệu mạch xung vô tuyến rất kỳ lạ. Chu kỳ mạch xung của tín hiệu rất ngắn, chỉ có 1,37 s, hơn nữa chu kỳ rất ổn định, tính chính xác của nó vượt qua bất cứ đồng hồ chuông nào trên Trái Đất. Nguồn mạch xung vô tuyến này giống như sự chuyển động của Trái Đất và các hằng tinh khác cũng mọc lên từ phía đông lặn xuống phía tây, do đó có thể suy đoán nó là một hằng tinh ở trong vũ trụ.

Tín hiệu này là gì? Vì sao chu kỳ của nó lại ngắn và ổn định như thế? Người ta bắt đầu mạnh dạn dự đoán, có thể là người ngoài hành tinh đang phát tín hiệu cho chúng ta. Có người còn tưởng tượng ra thân thế người ngoài hành tinh thấp bé, da màu xanh lục, có thể trực tiếp nhận được năng lượng ánh nắng và nhiệt từ hằng tinh phát ra, trí tuệ và trình độ khoa học của họ vượt xa chúng ta. Đó là thuyết "người xanh nhỏ bé" hình thành hồi đó.

Nhưng về sau các nhà thiên văn từ các phương của bầu trời lần lượt phát hiện nhiều nguồn mạch xung, từ đó mà phủ định ảo tưởng lãng mạn về "người xanh này. Vậy đó thực chất là thiên thể như thế nào? Chu kỳ vừa nhanh vừa ổn định của mạch xung không thể là do những thiên thể quay xung quanh nhau sản sinh ra, cũng không thể đến từ sự giãn nở và co ngót có tính chu kỳ của bản thân thiên thể. Vì vậy khả năng duy nhất là thiên thể tự quay. Nhưng nếu đúng như thế thì chu kỳ tự quay một vòng trong một giây đồng hồ hoặc là nhanh hơn thì thể tích của thiên thể đó nhất định rất bé, nếu không thì dưới tác dụng của lực ly tâm nó sẽ bị vỡ ra. Hơn nữa bức xạ vô tuyến của thiên thể này nhất định mạnh về một phương nào đó, như thế mới có thể hình thành mạch xung cùng với chuyển động tự quay của nó, rất có thể trên thiên thể này có một từ trường rất mạnh. Suy luận đến đây, các nhà thiên văn bỗng nhiên tỉnh ngộ ra và nhớ đến sao nơtron cách đây hơn 30 năm đã dự đoán theo lý thuyết. Tức đó là một loại sao nơtron tự quay rất nhanh, cũng gọi là sao mạch xung hay punxa.

Sự phát hiện sao mạch xung ban đầu là nhờ dự đoán về mặt lý thuyết, sau đó phát hiện nhờ quan trắc, đó là một ví dụ rất đẹp, được thừa nhận là một trong bốn phát hiện lớn của thiên văn học ở thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Vì thế giáo sư Hewish về sau đã được nhận Giải thưởng Nôben vật lý, 1974.

Thế nào là vật liệu có công năng y học?

Khi các nội tạng của người như tim, phổi, thận bị bệnh sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ, nếu bị bệnh nặng có thể mất chức năng cho sự sống, uy hiếp...

Vì sao âm nhạc cũng có thể chữa bệnh?

Việc thưởng thức âm nhạc khiến cho ta có cảm giác thoải mái, thư giãn, có tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Hiện nay, phương pháp chữa bệnh bằng âm...

Tại sao có một số cây trồng lại có thể chống chịu được đất phèn?

Đất phèn rất có hại cho cây trồng, chủ yếu ở hai mặt: một là do trong đất tích trữ được muối tương đối nhiều làm giảm rất nhiều “thủy áp” trong dung...

Làm thế nào để phát hiện được vết tay vô hình?

Vân tay chính là hình của da đầu ngón tay của mỗi người, do mồ hôi tiết qua kẽ da để lại. Với mỗi người có vết vân tay riêng, không ai giống ai, cho...

Có phải tất cả ô nhiễm môi trường đều do con người gây ra không?

"Tôi khó thở ! Thân nhiệt tôi tăng cao ! Da tôi đầy thương tích ! Hãy cứu tôi với !”. Trái Đất đang rên rỉ, Trái Đất đang kêu gào, tất cả đều là do ô...

Thế nào là "card IC"?

Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa và khoa học kỹ thuật, phạm vi ứng dụng của thẻ tín dụng không ngừng mở rộng. Trên thị trường đã xuất hiện...

Tại sao lợn thích dũi vách và ăn đất sét

Lợn được người nuôi, chẳng có việc gì ngoài ăn rồi ngủ. Nhưng thỉnh thoảng nó lại không chịu như vậy, mà luôn dũi vách, gặm tường.

Có bao nhiêu cách sắp xếp các đồng tiền xu thành 1 hào?

Bài toán này gần như khá đơn giản: có thể dùng phương pháp tính trực tiếp là tìm ra. Các cách tính toán được sẽ là:

Tại sao có một số cây già bị rỗng thân nhưng vẫn sống được?

Chúng ta thường thấy có một số cây già lâu năm, mặc dù thân rỗng nhưng cành lá vẫn xanh tươi. Thân những cây này bị rỗng không phải là do cấu tạo vốn...