Vì sao nói núi Hymalaya từ đáy biển xa xưa dựng lên?

Nói núi Hymalaya xa xưa vốn từ biển mọc lên xem ra rất đáng nghi ngờ. Dãy núi được mệnh danh là mái nhà uy nghi của thế giới, đỉnh núi chất đầy băng tuyết này làm sao lại có thể mọc lên từ biển được?

Đúng là như thế. Khi ta trèo lên vách đá dựng đứng của núi Hymalaya hoặc ở trong thung lũng sâu của nó, quan sát kỹ tầng đá ở đó sẽ tìm thấy nhiều hoá thạch của động, thực vật biển, bao gồm trùng ba lá, bút thạch, ốc anh vũ, san hô, hải đởm, hải bách hợp, hải tảo, ngư long v.v.. Điều đó chứng tỏ ở đây đã từng là biển.

Vậy trong biển cả mênh mông vì sao lại có thể mọc lên mạch núi hùng vĩ nhất thế giới này. Đó là kết quả của vỏ Trái Đất dâng lên. Trên đỉnh Xixapangma cao hơn mặt biển 5.700 - 5.900 m người ta phát hiện thấy hoá thạch của những thảm rêu. Những thực vật này bây giờ vẫn còn mọc trên một phạm vi lớn ở độ cao 2.200 - 3.000 m so với mặt biển ở khu vực Tây Nam Trung Quốc. Tuy tình trạng khí hậu hàng triệu năm trước hoàn toàn khác với ngày nay và khác với môi trường sinh trưởng của những thực vật này, nhưng có thể dự đoán đại thể rằng: hàng triệu năm trước vùng này đã nổi lên khoảng 3.000 m, bình quân một vạn năm dâng cao 30 m. Theo những tài liệu tương tự để suy đoán thì vùng miền Nam huyện Định Nhật, Tây Tạng, Trung Quốc 20 vạn năm nay đã dâng cao khoảng 500 m. Qua đó có thể thấy vỏ Trái Đất ở vùng này đã dâng cao biết bao nhiêu. Dãy núi Hymalaya từ trong biển dựng lên thành "nóc nhà thế giới" ngày nay vẫn đang tiếp tục dâng lên, chẳng qua tốc độ rất chậm nên ta khó cảm giác được mà thôi.

Vì sao ta có cảm giác nóng và lạnh?

Ngày đông tháng chạp, gió bắc lùa từng cơn khiến cho ta có cảm giác lạnh buốt. Ngày hè oi bức, cho dù chỉ mặc áo lót mong manh, ta vẫn cảm thấy nóng.

Vì sao ruồi có thể đứng vững trên mặt phẳng kính thẳng góc?

Người đi bộ trên mặt băng thường sẽ ngã. Còn ruồi đậu trên mặt phẳng kính thẳng góc không những sẽ không bị rơi xuống mà còn có thể bò tự do trên kính thẳng góc, đó là quy luật gì vậy?

Vì sao rađa có thể đo được bão, mưa giông và gió lốc?

Muốn biết được tình hình mưa giông, bão và gió lốc ở vùng xa ta có thể dùng rađa để thăm dò.

Vì sao bãi biển nhiều sa khoáng đến thế?

Người ta kinh ngạc phát hiện, một số bãi biển nào đó chứa rất nhiều những bảo vật kỳ lạ, đó là sa khoáng bãi biển. Trong những sa khoáng này chứa...

Vì sao có lúc đỏ mặt, tía tai?

Ta thường có lúc đỏ mặt, tía tai. Ví dụ, lúc cảm thấy e thẹn, lúng túng do gặp một người lạ; khi đi thi gặp đề khó hoặc lần đầu bước lên bục giảng...

Tại sao cây đa có thể một mình tạo thành rừng?

Cây đa là một loại cây cao to, xanh quanh năm, chịu được nhiệt độ cao, mưa to, độ ẩm không khí lớn, nó sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới,...

Tại sao loài cây sống dưới nước lại không bị thối rữa?

Bất kì loại cây nào cũng cần nước, nếu không có nước cây sẽ chết. Song mỗi loại cây lại có tập tính sinh sống khác nhau, có loại cây cần nhiều nước,...

Tại sao khi ta rót bia vào cốc lại có nhiều bọt trên bề mặt?

Khi rót bia vào cốc, bạn sẽ thấy có rất nhiều bọt khí từ đáy cốc sủi lên trên. Mọi người thường cho rằng, những bọt khí này vốn đã có sẵn trong bia.

Vệ tinh kéo theo có công dụng gì?

Có một loại vệ tinh dạng mới gọi là vệ tinh kéo theo. Nghe tên thì biết, đó là loại vệ tinh nhờ các con tàu vũ trụ dùng dây để kéo theo.