Hai đoàn tàu hỏa đâm vào nhau, đoàn tàu nào sẽ bị đâm mạnh hơn?

Nếu như có người hỏi bạn rằng, một đoàn tàu hoả đi với vận tốc cao đâm vào một đoàn tàu hoả khác thì tàu nào sẽ bị đâm mạnh hơn? Nhất định bạn sẽ trả lời rằng, nếu đoàn tàu hoả thứ hai đang đỗ trên ga thì đoàn tàu này sẽ bị đâm mạnh hơn hay đoàn tàu hoả có trọng lượng nhỏ hơn sẽ bị thương tích trầm trọng hơn. Nhưng, những câu trả lời này đều không đúng.

Căn cứ vào định luật thứ ba của Newton, nếu vật thể này tác động vào vật thể kia với một lực nhất định, thì vật thể kia sẽ tác động trở lại với một lực tương đương về phương hướng và cường độ, điều đó có nghĩa là lực tác dụng giữa hai vật thể hoàn toàn tương đương nhau và đều nằm trên cùng một đường thẳng. Như vậy, khi hai tàu hoả đâm thẳng vào nhau thì cả hai đều bị đâm mạnh như nhau.

Mặc dù, h đoàn tàu hoả chịu một xung lực như nhau nhưng trong trường hợp khác nhau thì kết quả cũng khác nhau, tổn thất cũng khác nhau. Nếu như một đoàn tàu chạy với tốc độ cao và một đoàn tàu khác đứng yên đâm vào nhau, thì đoàn tàu hoả đang chạy sẽ tiếp tục bị dồn lên phía trước, sau đó dần dần giảm tốc độ và dừng lại. Nếu như đoàn tàu hoả này đâm phải đoàn tàu hoả đi với tốc độ chậm, kết quả cũng gần giống như vậy.

Nhưng, nếu hai đoàn tàu hoả đều đi với tốc độ cao thì xung lực sẽ lớn hơn rất nhiều, hai đoàn tàu vẫn tiếp tục chuyển động theo hướng ngược nhau. Điều này rất nguy hiểm, có thể phân ra thành hai dạng như sau: Trọng lực của hai đoàn tàu hoả không giống nhau, đoàn tàu hoả có trọng lượng lớn sẽ có quán tính lớn, do đó chạy về phía trước một đoạn, còn đoàn tàu có trọng lượng nhỏ hơn sẽ bị đổi hướng đột ngột. Vì vậy tổn thất trên đoàn tàu hoả có trọng lượng nhỏ là lớn. Tình trạng thứ hai, trọng lượng và vận tốc của hai đoàn tàu hoả tương đương nhau, sau khi đâm vào nhau cả hai đoàn tàu sẽ đứng yên, nhưng do bị dừng lại đột ngột nên đuôi đoàn tàu sẽ bị tổn thất lớn do xô về phía trước. Ngoài ra, nếu một đoàn tàu cao tốc đâm phải một bức tường có trọng lực lớn, đoàn tàu cũng phải dừng lại đột ngột giống như tình trạng thứ hai và gây ra tổn thất rất lớn.

Cũng giống như vậy, hai chiếc ô tô trên đường cao tốc đâm vào nhau, cả hai đều bi xung lực như nhau nhưng ô tô có trọng lượng nhỏ sẽ bị hư hại nhiều hơn. Ví dụ như xe ô tô con đâm phải xe ô tô tải, thì xe con sẽ bi hư hại nhiều hơn.

Vì sao cây xấu hổ cụp lá khi có vật đụng vào?

Cây xấu hổ còn được gọi là cây trinh nữ. Khi bị đụng nhẹ, nó lập tức thể hiện ngay sự "e lệ" của mình bằng cách khép những cánh lá lại.

Vì sao luôn nhìn thấy chớp trước rồi mới nghe thấy tiếng sấm?

Vào mùa hè thường xuất hiện chớp và sấm, trong cơn dông, điện trường giữa hai khu vực mang điện tích dương và điện tích âm trong những đám mây lớn đến một mức độ nhất định, hai loại điện tích trong quá trình phát triển sẽ phát ra tia lửa...

Tại sao hình dạng của xe "công thức" lại rất kỳ quái?

Từ khi ra đời, ô tô luôn luôn là một phương tiện giao thông quan trọng nhất của con người. Đồng thời, ô tô cũng gia nhập vào hàng ngũ của các cuộc đua...

Bộ não con người và máy tính có thể kết nối với nhau không?

Máy tính, còn được coi là bộ não điện tử, là sự kéo dài của bộ não con người. Nếu có thể kết nối bộ não điện tử với bộ óc con người, cấy một vi mạch...

Thế nào là vật liệu có công năng y học?

Khi các nội tạng của người như tim, phổi, thận bị bệnh sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ, nếu bị bệnh nặng có thể mất chức năng cho sự sống, uy hiếp...

Vì sao gió cát trong mùa xuân ở miền Bắc Trung Quốc lại đặc biệt lớn?

Khi mùa xuân đến với miền Bắc Trung Quốc, những cơn gió Tây Bắc tràn về mang theo mình cả cát bụi, khiến cho cảnh sắc mùa xuân nơi đây không còn tươi...

Tại sao chim trống thường đẹp hơn chim mái?

Trong xã hội loài người, nhu cầu theo đuổi ngoại hình đẹp của nữ giới bao giờ cũng cao hơn nam giới, trang phục đẹp sặc sỡ dường như đã trở thành lợi thế đặc biệt của nữ giới.

Vì sao việc nhai kẹo cao su lại có ích?

Kẹo cao su rất tốt cho sức khỏe không những của trẻ em mà cả với thanh niên. Việc nhai loại kẹo này không những có lợi cho sự phát triển của các cơ...

Vì sao phải nghiên cứu En Ninô và La Nina?

Trước tiên làm rõ vì sao phải nghiên cứu hiện tượng En Ninô và La Nina, chúng ta phải hiểu rõ En Ninô và La Nina là gì?